Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Luật Hình sự

Phân tích Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thanh Trúc by Thanh Trúc
Tháng 5 17, 2022
in Luật Hình sự
0

Có thể bạn quan tâm

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  2. Các dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  3. Thông tin liên hệ
  4. Câu hỏi thường gặp

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý luật hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X về phân tích Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhé!

Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu (2 triệu) đồng đến dưới năm mươi (dưới 50 triệu) triệu đồng hoặc dưới hai triệu (hai triệu) đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu (6 tháng) tháng đến ba (3 năm) năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm (2 năm) đến bảy (7 năm) năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu (50 triệu) đồng đến dưới hai trăm triệu (dưới 200 triệu) đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm (7 năm) đến mười lăm năm (15 năm):

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu (200 triệu) đồng đến dưới năm trăm triệu (500 triệu) đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm (12 năm) đến hai mươi (20 năm) năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hiện nay, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Phân tích Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phân tích Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm:

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự đối với các tội xâm phạm sở hữu khác, theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.

Quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Bộ luật Hình sự 2015 đã có sự thay đổi so với Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (“Bộ luật Hình sự 1999”). Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 quy định: 

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.”

Theo quy định trên Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chỉ người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu tài sản. Điểm khác biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội khác như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Do đó, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội khác như tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.  

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành động “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây có thể được thể hiện bằng nhiều hành vi và cách thức khác nhau nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.

Tuy nhiên, hành vi thể hiện thủ đoạn gian dối chỉ là phương thức để người phạm tội thực hiện mục đích của mình là “chiếm đoạt tài sản” chứ không phải là hành vi khách quan. Đối với loại tội này, hành vi chiếm đoạt mới là hành vi khách quan của tội phạm. 

Một điểm cần lưu ý là đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối của người phạm tội luôn luôn phải có trước khi người bị hại giao tài sản cho người phạm tội. Nếu thủ đoạn gian dối được thực hiện sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: A là bảo vệ làm việc tại Công an phường X. Sau khi biết thông tin B bị tạm giữ do hành vi đánh nhau dẫn đến chết người, A đã chủ động liên hệ với gia đình B tự nhận mình là cán bộ công an đang làm việc tại Công an phường X và hứa sẽ giúp B không bị kết án nếu gia đình B đưa cho A 50.000.000 đồng. Vì lo lắng con mình phải ngồi tù nên gia đình B đã tin tưởng và đưa tiền cho A. Sau khi nhận được tiền, A đã bỏ trốn.

Trong trường hợp này, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A thể hiện ở việc A đã lợi dụng tâm lý lo lắng của gia đình B để giả danh cán bộ công an nhằm chiếm đoạt khoản tiền 50.000.000 đồng.

Hậu quả

Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi gian dối là nhằm chiếm đoạt tài sản.

Do đó, hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản. Có thể nói thiệt hại về tài sản là căn cứ để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo các điều kiện mà Điều này quy định.

Các điều kiện đó bao gồm: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp phải có thiệt hại về tài sản thì mới cấu thành tội phạm.

Đối với một số trường hợp, người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng không chiếm đoạt được tài sản đó thì vẫn có thể bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Các trường hợp này thường được áp dụng đối với các hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn như ô tô, máy tính xách tay,…

Ngoài ra, tại khoản 2, 3, 4 Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về các tình tiết tăng nặng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, hay lợi dụng thiên tai, dịch bệnh,… Theo đó, tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà người phạm tội sẽ bị xác định khung hình phạt phù hợp.

Mặt chủ quan của tội phạm

Như đã phân tích, mong muốn của người phạm tội khi thực hiện hành vi là chiếm đoạt tài sản, do đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý. Mong muốn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi.

Trường hợp sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp rồi mới có ý định chiếm đoạt thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Phân tích Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phân tích Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mời bạn xem thêm:

  • Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 bao gồm những khoản nào?
  • Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 quy định cái gì?
  • Phân tích Điều 185 Bộ luật hình sự 2015

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân tích Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý luật hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố các về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Các dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnĐiều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mới nhất

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Gia Vượng
Tháng 1 9, 2024
0

Trong vụ án Việt Á gần đây, bản án đã được đưa ra cho cựu Bộ trưởng Y tế, ông...

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

by Nguyễn Tài
Tháng 1 4, 2024
0

Ngày 2-1,Trung tướng Tô Ân Xô, người đứng đầu Phòng Phát ngôn của Bộ Công an, thông báo về một...

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Trang Quynh
Tháng 1 2, 2024
0

Trong phiên tòa hôm nay, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt, đã phải đối diện với...

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

by Ngọc Gấm
Tháng 12 6, 2023
0

Vụ án giết người tại Cà Mau chính là một trong những vụ việc xảy ra đang thu hút nhiều...

Next Post
Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015

Tội nhận hối lộ Bộ luật hình sự 2015

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hối lộ hiện nay thế nào

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hối lộ hiện nay thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x