Quá trình ban hành pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đã được chú ý đến khía cạnh bảo vệ người chưa thành niên. Pháp luật về xử lý các hành vi phạm tội đã chú ý đến khía cạnh bảo vệ người chưa thành niên, phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên là đối tượng dễ bị tổn thương, chưa đủ khả năng để nhận thức một cách đầy đủ về luật pháp, không tự bảo vệ được các lợi ích của mình…Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết “Phân tích các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội” dưới đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm người chưa thành niên
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên, nhưng có thể định nghĩa người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Vì người chưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là người chưa thành niên. Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên là những người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện….
Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Trong thực tiễn đời sống người chưa thành niên được hiểu là những người chưa phát triển toàn phát triển toàn diện về tinh thần thể chất có khả năng nhận thức đầy đủ kiểm soát chính xác được suy nghĩ hành vi của mình. Do đó, người chưa thành niên dễ bị chi phối bởi tác động bên ngoài và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn.
Khái niệm người chưa thành niên phạm tội tất nhiên được hợp thành từ 2 khái niệm người chưa thành niên và phạm tội – thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được luật Hình sự coi là tội phạm. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bất cứ người nào chưa đủ tuổi trưởng thành theo luật định thực hiện hành vi mặt khách quan của một tội phạm cụ thể đều trở thành người chưa thành niên phạm tội. Bởi vì chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định năng lực chịu trách nhiệm pháp lý mà không phải tất cả những người chưa trở thành thỏa mãn được.
Có nghĩa là chủ thể phải đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Người chưa thành niên phạm tội nói chung là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự chưa đến tuổi trưởng thành nhưng có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Vận dụng vào các điều kiện cụ thể của luật Việt Nam hiện hành người chưa thành niên phạm tội có được được hiểu như sau: “chưa thành niên phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được bộ luật hình sự quy định là loại tội phạm mà người đó phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm phải.”
Phân tích các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
Điều 98 BLHS năm 2015 quy định các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Tù có thời hạn.
Cảnh cáo ( Điều 34, Điều 98 BLHS năm 2015)
Cảnh cáo được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện sự lên án công khai của nhà nước đối với người đó về tội phạm họ đã thực hiện. Là hình phạt mang tính cưỡng chế thấp, cảnh cáo gây ra những tổn hại nhất định về tinh thần đối với người bị kết án.
BLHS năm 2015 không quy định điều kiện riêng biệt áp dụng cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội, do vậy, có thể hiểu điều kiện để áp dụng cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội không có sự khác biệt so với người đã thành niên. Cụ thể, điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo là khi người phạm tội đã phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 BLHS năm 2015 nhưng chưa đến mức miễn hình phạt ( Điều 34 BLHS năm 2015 ).
Phạt tiền ( Điều 99 BLHS năm 2015 ).
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tước bỏ ở họ khoản tiến nhất định sung qui nhà nước.
Điều kiện để áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội là:
- Người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Người chưa thành niên phạm tội có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Việc quy định điều kiện áp dụng phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước trong xử lý hình sự người chưa thành niên. Người chưa thành niên nhìn chung chưa có thu nhập hoặc tài sản riêng, do vậy, họ chỉ bị áp dụng phạt tiền khi có khi năng chấp hành án.
Hơn nữa, BLHS còn định chỉ phạt tiền người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi – Đây là độ tuổi có mức độ nhận thức cao hơn người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Việc phân hoá độ tuổi và tương ứng với nó là quy định về phạt tiền chỉ với đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã cho thấy rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta khi xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Cải tạo không giam giữ ( Điều 100 BLHS năm 2015 ).
Cải tạo không giam giữ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm giáo dục , cải tạo họ mà không cần thiết phải cách ly họ khỏi đời sống xã hội . Trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người chưa thành niên phạm tội phải tuân thủ các quy định của nhà nước về cải tạo không giam giữ.
Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
Đối với người đã thành niên phạm tội, nếu bị áp dụng cải tạo không giam giữ thì bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5 % đến 20 % sung quĩ nhà nước ( trừ trường hợp đặc biệt có thể được miễn khấu trừ thu nhập ). Tuy nhiên, xuất phát từ chính sách nhân đạo sâu sắc đối với người chưa thành niên phạm tội, BLHS nước ta quy định khi áp dụng cải tạo không giam giữ đối với đối tượng này thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên, phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Tù có thời hạn ( Điều 101 BLHS năm 2015 ).
Tù có thời hạn là hình phạt tước tự do của người bị kết án trong khoảng thời gian nhất định.
Trong các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội thì tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất, vì vậy, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Người chưa thành niên phạm tội bị phạt tù có thời hạn phải cải tạo tại trại giam và tuân thủ các quy định của trại về học tập, lao động, sinh hoạt. Để đảm bảo hiệu quả của giáo dục, cải tạo, phạm nhân là người chưa thành niên được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khoẻ, giới tính và đặc điểm nhân thân. Khi đủ 18 tuổi, phải chuyển họ sang chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người đã thành niên.
Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên về văn hoá, pháp luật và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hoá, giới tính và sức khoẻ, chuẩn bị điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù, đồng thời thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học đối với phạm nhân chưa học xong chương trình tiểu học, phổ cập trung học Cơ sở và học nghề đối với họ. Phạm nhân là người chưa thành niên được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi, không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Về mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Điều 101 BLHS sự quy định :
+, Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tủ có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
+, Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc từ hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phân tích các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; Công ty tạm ngừng kinh doanh; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Chung thân tử hình là những hình phạt chính của tính đặc biệt nghiêm khắc chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng trong khi đó người chưa thành niên phạm tội có ý thức phạm tội chưa cao nhận thức còn hạn chế hơn nữa hậu phạm tội còn do chịu sự ảnh hưởng lớn từ môi trường sống hoàn cảnh xã hội tiêu cực điều quan trọng là đối với người chưa thành niên phạm tội việc xác định hình thức trách nhiệm hình sự phù hợp nhất để đạt được mục đích giáo dục giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội để đảm bảo lợi ích tốt nhất với họ do vậy không áp dụng được từ chung thân tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
1. Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
– Nguyên tắc thứ nhất ( khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015):
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi Phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
– Nguyên tắc thứ 2 ( khoản 2 Điềuiều 91 BLHS năm2015):
Người dưới 18 tuổi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả ( nếu không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) theo quy định của điều 29 BLHS năm 2015) thì có thể được miễn TNHS và bị áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục nếu thỏa mãn điều kiện nhất định theo quy định của BLHS năm 2015.
– Nguyên tắc thứ 3 (khoản 3 Điều 91 BLHS năm 2015):
Việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
– Nguyên tắc thứ tư (khoản 4 điều 91 BLHS năm 2015.):
Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn TNHS và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc áp dụng các biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
– Nguyên tắc thứ năm ( các khoản 5, 6 Điều 91 BLHS năm 2015)
Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức ăn nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và tới thời hạn thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
– Nguyên tắc thứ sáu (khoản 7 Điều 91 bộ luật hình sự năm 2015):
Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.