Hiện nay, nhiều trường hợp người bị hại đến trình báo cơ quan Công an tố người phạm tội là lừa đảo, nhưng thực tế, người phạm tội chỉ có hành vi gian dối đối với người bị hại để giãn nợ hoặc có hành vi gian dối để vay được tiền, tài sản hoặc có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản mà mình đã vay, mượn của người bị hại trước đó. Vậy trường hợp nào thì coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt, còn trường hợp nào thì coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Về lý luận, chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi cố ý chiếm giữ tài sản của người khác với mục đích chuyển quyền sở hữu về tài sản từ của người khác sang của mình.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015
Hành vi
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Luôn phải có hành vi gian dối, hành vi này phải thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Có thể có hoặc không có hành vi gian dối . Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản.
Tính chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Xuất hiện sau khi có giao dịch hợp pháp, tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới nảy sinh ý định và hành vi chiếm đoạt.
Hình thức phạm tội
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản như đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Giá trị tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 174 BLHS 2015.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 175 BLHS 2015.
Mức hình phạt
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân khi chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;
- Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app cho vay tiền bị xử lý như thế nào?
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt phải là người đủ 14 tuổi trở lên; và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1; và khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.