Có thể thấy rằng nhiều cá nhân đang phân vân không biết chọn hộ gia đình hay doanh nghiệp tư nhân. Bởi mỗi loại hình thì lại có những ưu điểm khác nhau. Vậy hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật sư X phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân nha!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình là mô hình kinh doanh do duy nhất một cá nhân là công dân hợp pháp của Việt Nam; hoặc cũng có thể là một nhóm người; hay đúng nghĩa là một hộ gia đình đứng tên làm chủ; sẽ chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một địa điểm cố định duy nhất; và được sử dụng không quá mười người lao động;
Hộ kinh doanh gia đình cũng sẽ không có con dấu; và sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh. Vậy phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
Điều kiện để thành lập hộ kinh doanh
Cá nhân; thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cá nhân; thành viên hộ gia đình kể trên chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc; và được quyền góp vốn; mua cổ phần; mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Cá nhân; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân?
Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
Xét về chủ thể, tức người thành lập và làm chủ
– Hộ kinh doanh: do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
– Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.
Đăng ký kinh doanh
– Hộ kinh doanh: Chỉ phải đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp nhất định.
– Doanh nghiệp tư nhân: Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh
– Hộ kinh doanh: Cơ quan cấp là Phòng tài chính kế hoạch hoặc phòng kinh tế cấp quận/huyện.
– Doanh nghiệp tư nhân: Cơ quan cấp là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc TW.
Quy mô kinh doanh
– Hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ, kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…
– Doanh nghiệp tư nhân: Quy mô lớn, không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh.
Số lượng nhân công
– Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người trở xuống.
– Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế.
Ưu điểm
– Hộ kinh doanh: quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
– Doanh nghiệp tư nhân: một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dàng vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình.
Nhược điểm
– Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
– Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Trường hợp ủy quyền, phải có thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng bài viết: Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân; sẽ giúp bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.
Câu trả lời là không. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.. không được phép thành lập hộ kinh doanh.
1. Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.