Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hình Sự

Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào cập nhật mới nhất 2021

Vân Anh by Vân Anh
Tháng 10 31, 2021
in Luật Hình Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Bãi nại có đi tù không?

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Nội dung tư vấn
  3. Câu hỏi thường gặp

Tội phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái đang ngày càng là vấn đề gây xôn xao trong dư luận hiện nay. Cụm từ “hàng giả, hàng nhái” vậy hàng giả, hàng nhái có gì giống và khác nhau không? Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 98/2020/NĐ-CP 

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ

Nội dung tư vấn

Như thế nào được coi là “hàng giả”?

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về “hàng giả” gồm:

  • Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng; công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
  • Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng; hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu; quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng; hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
  • Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
  • Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
  • Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất; hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa; hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
  • Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Ngoài ra, khoản 8 điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng chỉ rõ:

 “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa; hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.

Như thế nào được coi là “hàng nhái”?

Theo quy định tại Điều 213 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Điều 213. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ

1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu); quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó; mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả; hoặc quyền liên quan.

Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào?

Theo đó, hàng giả thường phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như các quy định pháp luật, cụ thể:

– Giả về chất lượng và công dụng;

– Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa;

– Giả mạo về sở hữu trí tuệ;

– Giả mạo về các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định khái niệm “hàng nhái”; mà thuật ngữ này chỉ sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó, để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bán hàng nhái có phạm tội lừa đảo không?

Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải tồn tại hành vi gian dối, tức là hành vi đưa ra thông tin sai lệch, làm cho người khác tin đó là sự thật và giao tài sản của mình cho người kia. Bán hàng nhái tùy trường hợp có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc chỉ tồn tại hành vi gian dối khi giao kết hợp đồng.

Các hình thức xử phạt chính đối với hành vi bán hàng giả, hàng nhái là gì?

1. Các hình thức xử phạt chính:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).

Mức phạt tiền đối với hành vi bán hàng giả, hàng nhái là gì?

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng, tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị áp dụng hình phạt tăng nặng hoặc các chế tài bổ sung khác.

Đánh giá bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Hàng giả và hàng nhái khác gì nhau?Hàng nhái có phải là hàng giả không?Khác nhau giữa hàng giả và hàng nhái?Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào?

Mới nhất

Bãi nại có đi tù không

Bãi nại có đi tù không?

by Hương Giang
Tháng 8 16, 2024
0

Bãi nại là một thuật ngữ pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong các vụ...

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

by Ngọc Anh
Tháng 12 14, 2023
0

Xin chào Luật sư, tháng 7 vừa qua công ty tôi có thực hiện một đợt từ thiện cho các...

Sư thầy Thích Tâm Phúc bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

by Ngọc Anh
Tháng 12 8, 2023
0

Ngày 06/12/2023 vừa qua vụ việc "Sư thầy Thích Tâm Phúc" bị bắt vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt...

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

by Hữu Duy
Tháng mười một 28, 2023
0

Nếu như bạn là một người quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội hay các tin...

Next Post
luat-hoa-giai-doi-thoai-tai-toa-an1606221116

Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại tại TA, thù lao hòa giải viên

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội.

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x