Bằng bảo hộ sáng chế được biết đến là sự ghi nhận của nhà nước về sự sáng tạo, đóng góp của nhà sáng chế và đây cũng là văn bản có ý nghĩa quan trọng để bảo về những quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu các sáng chế hay tác giả của sáng chế đó. Vậy quy định hiện nay về phạm vi bảo hộ sáng chế như thế nào? Những đối tượng nào được bảo hộ sáng chế? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ 07/VBHN-VPQH 2019
Đối tượng được bảo hộ sáng chế là gì?
– Bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế (hay nói một cách ngắn gọn là bảo hộ sáng chế) được hiểu một cách khái quát là việc nhà nước thông các quy định của pháp luật xác lập, duy trì quyền cho các tổ chức và cá nhân đối với sáng chế và bảo vệ quyền đó chống lại sự xâm phạm từ các chủ thể khác.
– Tiếp cận dưới góc độ quyền của chủ sở hữu, bảo hộ sáng chế là việc cơ quan có thẩm quyền trao cho chủ sở hữu sáng chế được độc quyền chế tạo, sử dụng, mua bán… và ngăn cản hay cho phép tổ chức, cá nhân khác chế tạo sử dụng, mua bán,… sáng chế đã được cấp bằng độc quyền.
– Bằng độc quyền sáng chế là quyền độc quyền được cấp cho một sáng chế, là một sản phẩm hoặc một quy trình nói chung cung cấp một cách thức mới để thực hiện một điều gì đó hoặc đưa ra một giải pháp kỹ thuật mới cho một vấn đề. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, thông tin kỹ thuật về sáng chế phải được tiết lộ cho công chúng trong đơn đăng ký sáng chế. Ngăn cản người khác chế tạo, sử dụng hoặc bán sáng chế của bạn kể từ ngày bằng sáng chế được cấp cho đến tối đa là 20 năm sau ngày bạn nộp đơn đăng ký bằng sáng chế.
– Bằng sáng chế và mô hình hữu ích: Bảo hộ sáng chế được cấp cho một sáng chế, một sản phẩm hoặc một quy trình mang đến một giải pháp kỹ thuật mới. Sáng chế, được bảo hộ bằng sáng chế, phải là giải pháp mới, hữu ích, có chức năng và sáng tạo, tức là giải pháp được yêu cầu bảo hộ bằng sáng chế, không được là một giải pháp hiển nhiên. Bảo hộ bằng sáng chế thường được cấp cho các sản phẩm sáng tạo mới, thành phần của chúng và công nghệ. Phần lớn các đơn xin cấp bằng sáng chế phổ biến được thực hiện để cấp bằng sáng chế cải tiến các phát minh đã được cấp bằng sáng chế trước đó. Sau khi bằng sáng chế được trao, chủ sở hữu bằng sáng chế có độc quyền ngăn cản người khác sử dụng vì mục đích thương mại đối với sáng chế được cấp.
– Các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế: Theo pháp luật sáng chế của hầu hết các quốc gia và khu vực, cũng như quy định của điều ước quốc tế, đối tượng được bảo hộ sáng chế được xác định theo phương pháp loại trừ, nghĩa là những đối tượng được bảo hộ phải nằm ngoài danh mục đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế.
Phạm vi bảo hộ sáng chế năm 2023 như thế nào?
Theo Điểm 23.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, phạm vi bảo hộ sáng chế (sau đây gọi là “phạm vi bảo hộ” hoặc “yêu cầu bảo hộ”)
Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ (sau đây gọi là “đối tượng”) và phải phù hợp với các quy định sau đây:
Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết.
Các dấu hiệu kỹ thuật trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ, trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời, như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ, giản đồ trạng thái….
Nếu đơn có hình vẽ minh hoạ yêu cầu bảo hộ thì dấu hiệu nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể kèm theo các số chỉ dẫn, nhưng phải đặt trong ngoặc đơn. Các số chỉ dẫn này không được coi là làm giới hạn phạm vi (yêu cầu) bảo hộ.
Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nên (nhưng không bắt buộc) được thể hiện thành hai phần: “Phần giới hạn” và “Phần khác biệt”, trong đó: “Phần giới hạn” bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất và được nối với “Phần khác biệt” bởi cụm từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương; “Phần khác biệt” bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của “Phần giới hạn” cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ.
Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Trong đó phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để thể hiện một đối tượng cần được bảo hộ, với điểm đầu tiên (gọi là điểm độc lập) và điểm (các điểm) tiếp theo dùng để cụ thể hoá điểm độc lập (gọi là điểm phụ thuộc); hoặc thể hiện một nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ, với một số điểm độc lập, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng yêu cầu được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có điểm (các điểm) phụ thuộc.
Chi phí đăng ký sáng chế hiện nay là bao nhiêu?
Chi phí đăng ký sáng chế là khoản phí chủ đơn đăng ký cần nộp cho Cục sở hữu trí tuệ để làm căn cứ thẩm định đơn đăng ký. Chi phí sẽ được tính như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Phạm vi bảo hộ sáng chế chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Phạm vi bảo hộ sáng chế năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc sẽ được tư vấn pháp lý về hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Hiệu lực bằng độc quyền sáng chế là bao lâu?
- Thời gian đăng ký sáng chế là bao lâu?
- Ai là người có quyền đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích?
Câu hỏi thường gặp:
Được áp dụng luôn được vào cuộc sống.
Hình thức bảo hộ của sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.
Đăng ký sáng chế có thể được thực hiện bằng một trong hai biện pháp:
Đăng ký trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ (NOIP);
Đăng ký thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ. Đây là cách thức bắt buộc đối với người nộp đơn sáng chế không có quốc tịch Việt Nam. Đối với người nộp đơn có quốc tịch Việt Nam thì nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ cũng được khuyến nghị bởi hồ sơ đăng ký sáng chế rất chuyên biệt và đòi hỏi luật sư sở hữu trí tuệ chuyên sâu để hướng dẫn.