Xin chào luật sư. Em trai tôi đi du học ở nước ngoài cách đây 2 năm. Do một lần uống rượu say xỉn và xảy ra mâu thuẫn cá nhân nên đã ra tay giết người. Với trường hợp em tôi phạm tội ở nước ngoài thì sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước em tôi du học. Em trai tôi có được về Việt Nam để chịu án hay phải ở lại nước đó? Phạm tội ở nước ngoài có được về Việt Nam thi hành án không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài xử lý theo pháp luật nước nào?
Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về việc áp dụng quy định của Bộ luật này với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
“1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.”
Đối chiếu quy định nêu trên thì có thể thấy, trường hợp người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại. Như vậy, cần xem xét xem giữa Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về tương trợ tư pháp hay chưa?
Việt Nam đã ký hiệp định tương trợ tư pháp với các nước nào?
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí nhiều hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Các hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự (kể cả hôn nhân, gia đình) đã được Việt Nam kí với Cộng hoà dâri chủ Đức (năm 1980, đã hết hiệu lực), Liên Xô (năm 1981, đã hết hiệu lực). Tiệp Khắc năm 1982, nay được Cộng hoà Séc và Xiôvakia cùng kế thừa, Cuba (năm 4984), Hungãfl (năm 1985), Bungari (năm 1986), Ba Lan (năm 1993), Lào (năm 1998), Liên bang Nga fnăm 1998), Trun9 Quốc (năm 1998), Ucraina (năm 2000), Mông Cổ (năm 2000), Bêlarut (năm 2000), Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự đã được kí giữa Việt Nam và Pháp năm 1999. Một Hiệp định tương trợ tư pháp nhiều bên về các vấn đề hình sự đã được kí giữa Việt Nam và các nước ASEAN năm 2004.
Các hiệp định tương trợ tư pháp được kí cơ bản có nội dung tương tự nhau, thừa nhận chế độ bảo hộ pháp lí cho công dân và tổ chức các nước liên quan thiết lập cơ quan đầu mối trong tương trợ tư pháp là Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát tối cao (về các vấn đề hình sự), xác định thẩm quyền tố tụng của các cơ quan tư pháp các nước liên quan và pháp luật cần áp dụng để giải quyết các vấn đề tư pháp cụ thể, quy định về cách thức lập hồ sơ uỷ thác, thực hiện các uỷ thác và các hoạt động tố tụng riêng biệt khác.
Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự của Việt Nam
Theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự phảm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và theo nguyên tắc có đi có lại, phù hợp pháp luật và tập quán quốc tế, không trái pháp luật Việt Nam. Cụ thể quy định tại Điều 491 của Bộ luật này như sau:
– Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
– Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Phạm tội ở nước ngoài có được về Việt Nam thi hành án không?
Nếu Việt Nam và nước sở tại nơi công dân Việt Nam phạm tội đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp thì sẽ xảy ra 03 trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất, nếu nước sở tại đồng ý cho Việt Nam dẫn độ thì người phạm tội sẽ được dẫn độ về nước và truy cứu theo pháp luật hiện hành Việt Nam.
Trường hợp thứ hai, nước sở tại không cho phép dẫn độ nhưng cho phép chuyển giao người bị kết án phạt tù thì người phạm tội sẽ được xét xử theo pháp luật nước sở tại và có thể được đưa về thi hành án tại Việt Nam.
Trường hợp thứ ba, phía nước sở tại không cho phép dẫn độ, không chấp nhận chuyển giao người bị kết án thì khi đó người phạm tội phải thi hành bản án ở tại nước sở tại.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi Phạm tội ở nước ngoài có được về Việt Nam thi hành án không? thì cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Cần xét đến việc Việt Nam và nước sở tại nơi công dân Việt Nam phạm tội đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hay chưa? Hai bên thống nhất thỏa thuận xử lý người phạm tội như thế nào?
Trong trường hợp Việt Nam và nước sở tại đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, nước sở tại đồng ý cho Việt Nam dẫn độ hoặc cho phép chuyển giao người phạm tội thì người phạm tội ở nước ngoài có thể được về Việt Nam để thi hành án.
Có thể bạn quan tâm:
- Ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật
- Luật tương trợ tư pháp 2007 ban hành ngày 21/11/2007
- Nghệ sĩ Việt bị tố hiếp dâm ở Tây Ban Nha có thể phải chịu mức án nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phạm tội ở nước ngoài có được về Việt Nam thi hành án không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu trích lục cải chính hộ tịch; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hiệp định tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế chuyên môn được kí kết nhằm thiết lập các nguyên tắc, quy chuẩn, quy phạm pháp luật hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong giải quyết các vấn đề tư pháp.
Theo quy định của Luật tương trợ tư pháp thì thủ tục xem xét yêu cầu dẫn độ và xem xét chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù đều được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Việc giao Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định dẫn độ phù hợp với thực tiễn Việt Nam; thông lệ và pháp luật quốc tế. Theo đó, Tòa án là cơ quan xem xét, đánh giá cơ sở pháp lý của việc dẫn độ và nghe các bên liên quan phát biểu một cách công minh nhất. Việc giao tòa án sẽ đảm bảo tốt nhất cho người bị dẫn độ có quyền tự bảo vệ mình trước yêu cầu dẫn độ của nước ngoài.
Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế