Xin chào Luật sư X, con tôi năm nay đã 20 tuổi nhưng vẫn còn bồng bột do lúc nhỏ tôi và chồng phải sang nước ngoài làm việc không ở lại dạy dỗ, nên từ nhỏ đã nghe theo lời bạn xấu bỏ bê việc học và rơi vào tệ nạn xã hội. Mới đây tôi nghe tin con bị bắt do lên kế hoạch giết một thanh niên cùng xóm vì xung đột cá nhân nhưng bất thành niên bị bắt. Công an bảo tôi có thể con tôi sẽ bị khép vào tội giết người chưa đạt. Vậy phạm tội giết người chưa đạt là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Phạm tội giết người chưa đạt là gì?
Căn cứ theo Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 thì:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Có thể hiểu phạm tội giết người chưa đạt là hành vi cố ý giết người nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn. Phạm tội giết người chưa đạt cũng chưa gây ra hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng của người khác.
Như vậy, phạm tội giết người chưa đạt phải đáp ứng những điều kiện:
- Người phạm tội đã bắt tay vào việc thực hiện hành vi tội phạm, thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội giết người. Ví dụ: chuẩn bị dao, đã đâm vào người nạn nhân…
- Người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người nhưng chưa xảy ra hậu quả chết người
- Mong muốn của người phạm tội là thực hiện tội phạm đến cùng để xảy ra hậu quả chết người nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên nạn nhân chưa chết (có thể là được cứu chữa kịp thời, người bị hại tránh được, có người ngăn cản…)
Khi nào cấu thành tội phạm giết người chưa đạt?
Phạm tội chưa đạt được định nghĩa là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Như vậy, nếu một người cố ý thực hiện tội phạm, ở đây là tội giết người nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn thì bị xem là phạm tội chưa đạt về tội giết người.
Nguyên nhân ngoài ý muốn ở đây có thể hiểu là:
- Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc đã tránh được;
- Do người khác đã ngăn chặn được;
- Có những trở ngại khác (như bắn súng nhưng đạn không nổ; thuốc độc không đủ liều lượng để giết người…)
Lưu ý: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Như vậy nếu một người có mục đích thực hiện hành vi giết người nhưng vì lý do chủ quan của bản thân như cảm thấy hối hận hoặc thương cảm cho nạn nhân dẫn đến không muốn tiếp tục hành vi đó nữa, và những yếu tố bên ngoài như hung khí, hoàn cảnh,…vẫn đảm bảo cho người đó vẫn có thể tiếp tục thực hiện được hành vi giết người thì được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tội giết người quy định như sau:
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Vậy phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm:
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Căn cứ theo quy định này, người có hành vi giết người không thành là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự đối với tội chưa đạt đó.
Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, nếu người có hành vi phạm tội giết người chưa đạt thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm, nếu thuộc khoản 2 Điều này thì mức phạt không quá ba phần tư của 07 đến 15 năm tù.
Phạm tội giết người chưa đạt phải đi tù bao nhiêu năm nếu người phạm tội dưới 18 tuổi?
Điều 101, Điều 102 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức phạt cao nhất với hành vi phạm tội giết người không đạt là không quá 9 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Nếu tù thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Người người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với hành vi phạm tội giết người đạt là không quá 4 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Phạm tội giết người chưa đạt là gì?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp về dịch vụ đổi tên mẹ trong giấy khai sinh thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội đe dọa giết người như sau: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người phạm tội tự thú thì được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quyết định hình phạt hành vi Phạm tội giết người chưa đạt như sau:
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Trường hợp của bạn chưa có hậu quả chết người xảy ra, và bố bạn cùng lúc bị 3 người tấn công và hành hung cùng với các vũ khí ” gậy, gach” với mục đích là giết người. Vậy đây có thể coi là phạm tội giết người chưa đạt. Theo quy định tại điều 57 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt như sau:
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.