Xin chào Luật sư X. Tôi muốn hỏi rằng thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Và ngoài thời gian lao động 8 tiếng thì bên quản giáo nếu yêu cầu làm thêm giờ thì khi làm thêm như vậy phạm nhân sẽ được chế độ gì? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ ra sao? cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ?
Căn cứ theo 1, 2 khoản 3 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:
“Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.”
Theo đó, thời giờ lao động của phạm nhân là không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ ra sao?
Khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:
Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Như vậy, về nguyên tắc ngoài thời gian lao động 8 tiếng thì bên quản giáo nếu yêu cầu làm thêm giờ thì khi làm thêm như vậy phạm nhân sẽ được chế độ là được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Việc tổ chức lao động cho phạm nhân được thực hiện theo quy định như thế nào?
Điều 33 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc tổ chức lao động cho phạm nhân cụ thể như sau:
(1) Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
(2) Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
– Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
– Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
– Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
– Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
(3) Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.
Trường hợp nào phạm nhân được nghỉ không phải lao động?
Khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân, theo đó phạm nhân sẽ được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
– Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
– Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
– Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
– Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Con của phạm nhân nữ bao nhiêu tuổi thì phải gửi về cho gia đình nuôi dưỡng?
Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định:
Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
Như vậy, theo quy định thì phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ ra sao?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 15 kg rau xanh;
+ 01 kg thịt lợn; (Hiện hành, 0,7 kg thịt)
+ 01 kg cá; (Hiện hành, 0,8 kg cá)
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,2 lít dầu ăn; (Bổ sung)
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 0,5 kg muối; (Hiện hành, 01 kg muối)
+ Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; (Bổ sung)
+ Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Trong các ngày lễ, Tết phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường (theo khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019).
Theo khoản 1 Điều 10, phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ