Trong thời gian trước đây, việc giam giữ người là tội phạm hoặc có dấu hiệu tội phạm được phân chia theo giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe… Việc phân chia nơi giam giữ phục vụ công tác quản lý của những cơ quan chức năng. Vì lẽ đó có những đối tượng đặc biệt sẽ được quản lý hay bố trí những buồng riêng biệt thay vì ở chung. Những tội phạm không chỉ là những người theo giới tính thông thường mà còn là những người chuyển giới, lưỡng giới. Sự phức tạp này dẫn đến hệ quả là pháp luật sẽ có những quy định để phù hợp hơn! Sự điều chỉnh về quy định phạm nhân là người đồng tính được bố trí buồng giam riêng sẽ giúp khắc phục bất cập này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
- Luật Thi hành án hình sự 2019;
- Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Nội dung tư vấn
Giam giữ phạm nhân là người đồng tính theo quy định cũ
Trước đây, tại Khoản 2 Điều 27 của Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Có 6 đối tượng được bố trí buồng giam giữ riêng, bao gồm:
- Phạm nhân nữ;
- Phạm nhân là người chưa thành niên;
- Phạm nhân là người nước ngoài;
- Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;
- Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.
Phạm nhân là người đồng tính được bố trí buồng giam riêng
Quy định pháp luật được quy định tại Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 sẽ có hiệu lực vào 01/01/2020 mới đây sẽ quy định thêm 2 đối tượng được bố trí giam giữ riêng biệt – trong đó có người đồng tính:
- Phạm nhân nữ;
- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
- Phạm nhân là người nước ngoài;
- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
- Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.
Như vậy, chính sách về giam giữ người đồng giới, chuyển giới được bố trí phòng giam riêng biệt đã ít nhiều thể hiện sự nhân văn và tích cực của Đảng và nhà nước đồng thời bắt kịp xu thế phát triển của xã hội hiện tại.
Áp dụng quy định buồng giam riêng cho phạm nhân là người đồng tính trên thực tế
Cũng theo Khoản 2 Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
Theo đó, khi đưa ra quyết định về không gian tạm giữ, các cán bộ tại trại tạm giam sẽ phải xác nhận giới tính, đây là một điều không hề dễ dàng để xác định với người đồng tính. Có thể nói, đây cũng chính là một trở ngại để áp dụng bố trí buồng giam riêng cho phạm nhân là người đồng tính theo quy định trên.
Có thể bạn quan tâm:
- Kết hôn đồng giới được luật Hôn nhân gia đình quy định như thế nào?
- Dịch vụ đổi tên khai sinh cho người chuyển giới
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Phạm nhân là người đồng tính được bố trí buồng giam riêng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đồng tính luyến ái, còn gọi tắt là đồng tính, là sự hấp dẫn tình yêu, hấp dẫn tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.
Giam giữ chung với nhóm người khác không thể tránh được những va chạm vào những vùng nhạy cảm trong sinh hoạt hằng ngày. Cạnh đó, những phạm nhân mang giới tính thứ ba này có thể bị phân biệt đối xử bởi những phạm nhân khác như xúc phạn nhân phẩm, bạo lực, đánh đập, xâm hại tình dục…
Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình; 0,5 kg đường loại trung bình; 15 kg rau; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 01 kg muối; 0,75 lít nước chấm; 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi; hoặc 15 kg than; 45 kw/h điện; 3 m3 nước để đảm bảo phục vụ ăn, uống và sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.