Người phạm tội dưới 18 tuổi sẽ không bị tử hình, khi bị phạt tù thì mức phạt không quá một phần hai mức phạt mà điều luật đó quy định. Tại sao phạm nhân dưới 18 tuổi được hưởng những chính sách như vậy? Phạm nhân dưới 18 tuổi tại sao không tử hình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhà nước quy định các hình phạt cho họ không mang tính chất trừng trị độc ác hay tước đi quyền sống, quyền tự do của đối tượng này. Nếu người dưới 18 tuổi phạm tội họ phải chịu tráh nhiệm hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền xét xử cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
- Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt là gì? Mục đích của hình phạt?
Hình phạt
Theo điều 30 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
“Điều 30. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Vậy hình phạt là biện pháp duy nhất chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) , nó mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.“
Mục đích của hình phạt
Theo điều 31 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“Điều 31. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.“
Theo điều luật này, mục đích của hình phạt bao gồm:
- Mục đích nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội;
- Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;
- Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Các hình thức xử phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi?
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
- Cải tạo không giam giữ
Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
- Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù;
Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù;
Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Phạm nhân dưới 18 tuổi tại sao không tử hình?
Nhóm chủ thể thực hiện tội phạm là người chưa thành niên thì tính đặc thù thể hiện cụ thể là: Nhóm đối tượng mà tuổi đời còn ít, kinh nghiệm sống chưa nhiều, hiểu biết về pháp luật và các chuẩn mực xã hội còn nhiều hạn chế. Mặt khác họ lại đang ở lứa tuổi có những diễn biến phức tạp về tâm, sinh lý, trong bản thân họ đang tồn tại sự giằng co giữa cái thiếu chín chắn, thiếu hiểu biết với cái “tôi” đang đòi được khẳng định mạnh mẽ, do đó họ dễ bị xô đẩy, bị a dua, học đòi và đặc biệt rất dễ bị lôi kéo vào những việc làm vi phạm.
Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận thấy rằng khi cộng đồng xã hội có những tác động tâm lý, giáo dục, cải tạo tích cực đối với người chưa thành niên phạm tội thì kết quả cho thấy họ lại là những con người dễ phục thiện, khả năng hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng cao.
Người chưa thành niên là đối tượng được gia đình, nhà trường và toàn xã hội chăm sóc, giáo dục do đó việc người chưa thành niên phạm tội cũng có một phần trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục họ. Chính bởi những lý do này mà bên cạnh những quy định chung cho việc xử lý tội phạm thì pháp luật hình sự Việt Nam còn có những quy định riêng áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt là không tử hình đối với phạm nhân dưới 18 tuổi.
Có thể bạn quan tâm
- Vận chuyển ma túy bao nhiêu thì bị tử hình không?
- Dâm ô với trẻ dưới 16 tuổi bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy gây tai nạn bị xử lý thế nào ?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phạm nhân dưới 18 tuổi tại sao không tử hình?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đơn xin trích lục hộ khẩu…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
“Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo thông tin bạn cung cấp, em bạn vì nghe lời người khác xúi giục đã có hành vi đánh đập và chiếm giữ con của hàng xóm (hiện chỉ mới 9 tuổi). Hành vi này theo quy định trên có thể cấu thành tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi với khung hình phạt tù là từ 03 năm đến 07 năm.
Căn cứ Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
“Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội chiếm đoạt người dưới 18 tuổi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi như quy định trên.
Căn cứ Điều 11 Nghị định 133/2020/NĐ-CP, chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi được quy định như sau:
“Điều 11. Chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi
1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.
2. Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm 800 ml dầu gội đầu/năm, 01 bộ quần áo dài/năm, 01 mũ cứng hoặc nón/năm, 01 mũ vải/năm; 01 áo ấm + 02 đôi tất + 01 mũ len dùng trong 01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp 01 chăn/02 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại cấp chăn sợi) thay cho tiêu chuẩn được cấp tại điểm n khoản 1 Điều 8 Nghị định này.”
Như vậy, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.