Trong quá trình chấp hành án phạt tù các phạm nhân sẽ được tiến hành lao động, làm việc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sẽ được miễn lao động. Vậy phạm nhân cao tuổi có được miễn lao động khi chấp hành án tù? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm được các trường hợp được miễn lao động khi chấp hành án phạt tù.
Căn cứ pháp lý
Phạm nhân cao tuổi có được miễn lao động khi chấp hành án tù?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32, 33 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về chế độ, tổ chức lao động của phạm nhân:
Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.
Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
Theo các quy định này, các quy định khác có liên quan đều không có trường hợp nào phạm nhân được miễn lao động. Theo kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm, phạm nhân sẽ được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án,… đồng thời kế hoạch cũng sẽ thông kế số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật hoặc không đủ điều kiện.
Những phạm nhân không đủ điều kiện lao động, không thể tổ chức bố trí công việc cho họ được thì trường hợp này phạm nhân có thể không phải lao động. Trong trường hợp nếu người cao tuổi vẫn có sú khoẻ để làm việc được thì vẫn phải lao động theo quy định. Chứ không phải người cao tuổi nào cũng được miễn lao động.
Trong thời gian chấp hành án phạt tù phạm nhân cao tuổi có được đánh giá xếp loại không?
Tại Điều 35 Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định:
– Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù theo tuần, tháng, quý, 06 tháng, 01 năm. Việc nhận xét, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và bảo đảm tính liên tục.
– Căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, học tập, lao động cải tạo, kết quả khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra để nhận xét, đánh giá và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo một trong các mức tốt, khá, trung bình, kém.
– Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm phải bằng văn bản, được lưu hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân lập công thì được nâng mức xếp loại chấp hành án phạt tù.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định nêu trên thì trong thời gian phạm nhân đang thi hành án hình phạt tù dù là ai kể cả người cao tuổi thì theo tuần, tháng, quý, năm cơ sở thi hành án sẽ thực hiện việc đánh giá xếp loại người đang bị thi hành án đó dựa trên tiêu chuẩn của cơ sở giam giữ, quá trình học tập, lao động và cải tạo… Kết quả đánh giá, xếp loại này có thể được sử dụng để xét giảm án cho người thi hành án và nếu như phạm nhân cao tuổi chấp hành tốt án phạt thì có thể sẽ được xem xét giảm án.
Phạm nhân cao tuổi thi hành án phạt tù có được sử dụng tiền tại nơi thi hành án?
Tại Khoản 3 Điều 28 Luật thi hành án hình sự 2019, có quy định:
Cơ quan tiếp nhận phổ biến cho phạm nhân thực hiện các quy định sau đây:
– Chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng theo quy định; trường hợp có tư trang chưa dùng đến, có tiền, giấy tờ có giá, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý; trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện và tự chịu chi phí thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc chuyển hoặc giao trực tiếp cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân tại nơi chấp hành án;
– Không được sử dụng tiền, giấy tờ có giá tại nơi chấp hành án. Việc phạm nhân mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác để phục vụ đời sống, sinh hoạt tại nơi chấp hành án được thực hiện bằng hình thức mua qua sổ lưu ký;
– Không được đưa vào nơi chấp hành án đồ vật thuộc danh mục cấm do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo quy định nêu trên thì người thi hành hình phạt tù bất kỳ là ai kể cả người cao tuổi cũng không được sử dụng tiền tại nơi thi hành án. Trường hợp người thi hành án có tiền thì phải gửi tại trại giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để quản lý.
Mời bạn xem thêm:
- Phạm nhân chết trong tù người nhà được nhận xác để mai táng không?
- Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ ra sao?
- Phạm nhân dưới 18 tuổi được gặp người thân một tháng mấy lần?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phạm nhân cao tuổi có được miễn lao động khi chấp hành án tù?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Thủ tục tặng cho nhà đất, đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành quy định những người có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính, và xử lý hình sự (nếu hành vi vi phạm để lại hậu quả nghiêm trọng). Tuy nhiên, do người cao tuổi là một trong những đối tượng được ưu tiên nên pháp luật có một số quy định giảm nhẹ về trách nhiệm hình sự.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 (sửa đổi bổ sung 2017- BLHS), người đủ 70 tuổi trở lên khi phạm tội sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được tha tù trước thời hạn có điều kiện, không áp dụng hình phạt tử hình…Việc giảm nhẹ hình phạt cho người cao tuổi, già yếu không phải là hành vi của họ ít nguy hiểm hơn người trẻ khỏe mạnh, mà là vì tinh thần nhân đạo.
Người bị kết án được đặc xá hoặc đại xá.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát; Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt tù khi:
Sau khi bị kết án đã lập công;
Mắc bệnh hiểm nghèo;
Chấp hành tốt pháp luật; có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn; mắc bệnh hiểm nghèo; người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt. Nếu lập công; chấp hành tốt pháp luật; hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai; hỏa hoạn; tai nạn; ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn.
Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt.
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người “già yếu”, “người từ đủ 70 trở lên”, “người từ đủ 75 tuổi trở lên” trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại.
Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015; quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ;trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”