Liên quan đến vụ án gây xôn xao dư luận tại Tịnh thất Bồng Lai. Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can với ông Vân về các tội danh: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Loạn luân”. Trong đó, bị can Lê Tùng Vân bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm di chuyển khỏi nơi cư trú (tại ngoại), còn các bị can khác bị bắt tạm giam. Vật trường hợp ông Lê Tùng Vân được tại ngoại có đúng quy định pháp luật?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ông Lê Tùng Vân bị khởi tố tới 3 tội danh
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của Luật Tín ngưỡng tôn giáo hiện hành. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi là một những hành vi bị cấm. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi có thể bị phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với hành vi kêu gọi từ thiện trái pháp luật, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân liên quan có thể bị xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 với mức phạt tù lên đến 20 năm; hoặc tù chung thân.
Nếu hành vi chưa đến mức xử lý hình sự. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt hành chính. Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng các hình phạt bổ sung. Cụ thể:
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân
Trường hợp lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng trục lợi xâm phạm quyền và lợi ích Nhà nước hay lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Còn có thể bị xử lý hình sự về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Bao gồm 2 khung hình phạt:
Khung 1:
Phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với trường hợp lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do tín ngưỡng; tôn giáo; tự do hội họp; lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền; lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân.
Khung 2:
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đối với các trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội.
Tội loạn luân
Loạn luân là một trong những tội phạm được quy định tại chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Ngoài ra tội phạm này còn xâm phạm đến quan hệ hôn nhân gia đình được pháp luật bảo vệ.
Tội “loạn luận” được quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân. Khi quyết định hình phạt, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi; các tình tiết tăng nặng; giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các yếu tố khác theo quy định của pháp luật. Để quyết định một hình phạt cụ thể.
Ông Lê Tùng Vân được tại ngoại có đúng quy định pháp luật?
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì sẽ không bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Chỉ tạm giam khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự như:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
- Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
Thay vào đó, những người này được sử dụng các biện pháp ngăn chặn khác.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì ông Lê Tùng Vân đã 90 tuổi, thuộc diện người già yếu, có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng nên việc cơ quan công an không áp dụng biện pháp tạm giam với bị can này là đúng quy định. Đối với việc thi hành án thì Bộ luật Hình sự cũng quy định người phạm tội từ đủ 70 tuổi trở lên có thể được tha tù trước thời hạn khi đã chấp hành ít nhất 1/3 mức án tù có thời hạn; hoặc ít nhất 12 năm với án tù chung thân được giảm xuống tù có thời hạn. Thay vì 1/2 mức án tù và ít nhất 15 năm với án chung thân.
Đây được xem là chính sách pháp luật hiện hành thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo đối với những đối tượng cụ thể. Trong đó có trường hợp người cao tuổi phạm tội.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Ông Lê Tùng Vân được tại ngoại có đúng quy định pháp luật? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội từ đủ 70 tuổi trở lên, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện khắc phục hậu quả; hoặc thuộc trường hợp phạm tội do lạc hậu sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Nếu bị can bị kết án về nhiều tội danh, tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc không áp dụng biện pháp tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên. Nếu hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì tổng hợp hình phạt sẽ không quá 30 năm tù.