Hiện nay, theo xu hướng phát triển của xã hội thì ngày càng có nhiều cặp đôi cùng giới tính (đồng tính) chung sống với nhau ở trên thế giới và cả Việt Nam. Vậy hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam có được kết hôn giữa hai người cùng giới tính không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật sư X theo dõi bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Kết hôn là gì? Kết hôn giữa những người cùng giới tính là gì?
Khái niệm kết hôn ở Việt Nam được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
“5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Từ quy định trên, có thể hiểu kết hôn là gì như sau:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân.
Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Kết hôn giữa những người cùng giới tính được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai người đều là nam hoặc đều là nữ.
Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được nêu tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Có được kết hôn giữa hai người cùng giới tính không?
Từ các quy định trên và cụ thể là quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có thể hiểu nhà nước ta không cấm những người có cùng giới tính kết hôn với nhau, nhưng Nhà nước cũng không thừa nhận hôn nhân giữa họ là hôn nhân hợp pháp; và họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định tại khoản 5, điều 10 về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực); việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 500.000 đồng.
Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực thì những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt.
Như vậy, so với quy định trước đây, hiện nay, Nhà nước đã quy định “thoáng” hơn về kết hôn giữa hai người cùng giới tính
Lý giải cho quy định khi đăng ký kết hôn thì hai bên phải là một nam, một nữ là bởi kết hôn là nhằm mục đích xây dựng gia đình và đảm bảo chức năng duy trì nòi giống của xã hội. Và những người đồng giới khi chung sống; kết hôn với nhau sẽ không đảm bảo được các mục đích trên. Các nhà làm luật đánh giá việc kết hôn giữa những người đồng giới là trái với quy luật phát triển của tự nhiên, trái với đạo đức dân tộc và văn hóa, thuần phong mĩ tục của người Việt Nam có từ ngàn đời.
Những người cùng giới không thể đăng ký kết hôn
Như vậy, từ các phân tích trên có thể khẳng định, những người cùng giới không thể đăng ký kết hôn với nhau, kể cả khi họ có tâm tư, nguyện vọng muốn đăng ký kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn sẽ từ chối việc này. Trong trường hợp vì một số lý do nào đó họ đã đăng ký kết hôn với nhau thì sau khi bị phát hiện và có căn cứ cho rằng đây là cuộc hôn nhân giữa những người đồng giới thì khi có yêu cầu, việc kết hôn này sẽ bị hủy theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, những người cùng giới có thể lựa chọn tổ chức hôn lễ và sống chung cùng nhau như vợ chồng. Điều này sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như về tài sản giữa hai người. Cụ thể:
– Về nhân thân: Giữa hai người cùng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;
– Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.
Bạn đọc có thể quan tâm:
Sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký kết hôn bị xử lý thế nào?
Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Ở Việt Nam có được kết hôn giữa hai người cùng giới tính không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.”
Như vậy, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch; thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển; và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, mọi người cần hiểu rõ khái niệm chuyển giới được pháp luật công nhận.
Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này….
Anh em họ nếu trong phạm vi ba đời không thể kết hôn. (theo Điều 5 Khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Việc kết hôn cận huyết có thể dẫn đến những vấn đề về sức khoẻ và di chuyền; do đó cấm các hành vi kết hôn cận huyết là một cách để nhà hạn chế hiện trạng này.