Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông; khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dùng; theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Vậy lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?, định nghĩa về vượt đèn vàng là gì?; ô tô xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?
Tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”; thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ; chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Quy định mới nêu rõ, trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến; hoặc đã vượt quá vạch sơn “vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm; thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ; hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe; nhường đường nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.
Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông; khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dừng; theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông
Không phải trường hợp nào bạn vượt đèn vàng cũng bị coi là vi phạm giao thông.
Bạn chỉ bị xác định vi phạm lỗi này. Nếu không chấp hành đèn tín hiệu giao thông theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008; về hệ thống báo hiệu đường bộ. Cụ thể:
Trường hợp 1: Tín hiệu đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng. Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Trường hợp 2: Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”; thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi; nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Trường hợp 3: Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ; hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường. Nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.
Khi vi phạm lỗi vượt đèn vàng . Sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ . Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay, theo quy định pháp luật chưa có quy định nào về việc xử phạt về lỗi vượt đèn vàng; hay đèn đỏ đối với xe máy và xe ô tô. Đối với các lỗi này sẽ bị xác định là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông; và có mức xử phạt cụ thể:
Đối với xe ô tô:
Mức xử phạt được quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“ 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Ngoài ra, trong trường hợp này người điều khiển phương tiện giao thông; còn bị tước giấy phép lái xe, cụ thể quy định tại điểm b khoản 11 điều 5 của nghị định này:
“ 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm; còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h; điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm; khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 táng đến 04 tháng; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”
Căn cứ vào quy định đã nêu ở trên thì, đối với xe ô tô mà vượt đèn vàng; thì người điều khiển phương tiện; ngoài bị xử phạt từ 3 000 000 đồng cho đến 5 000 000 đồng; đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 cho đến 3 tháng.
Trong trường hợp xe ô tô mà vi phạm lỗi này mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông; thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng; (điểm c khoản 11 điều 5 nghị định này)
Việc vượt đèn vàng có bị giữ xe hay không; quý vị có thể tham khảo nội dung quy định tại các khoản 2; và khoản 3 điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Để đảm bảo việc người vi phạm lỗi thi hành quyết định xử phạt hành chính; thì theo đó người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định việc tạm giữ phương tiện; hoặc giấy tờ liên quan tới người điều khiển; phương tiên nếu vi phạm một trong những lỗi quy định trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Căn cứ theo khoản 6, khoản 8 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; có quy định cụ thể như sau:
Đối với trường hợp mà chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức; cá nhân mà vi phạm hành chính thì bị người có thẩm quyền; xử phạt tạm giữ như giấy tờ như bằng lái xe (giấy phép lưu hành phương tiện/giấy tờ khác; liên quan phương tiện, tang vật); cho đến lúc người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt. Khi tổ chức hoặc cá nhân đó mà không có tất cả các giấy tờ trên; thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm.
Thời hạn tạm giữ phương tiện mà vi phạm hành chính là 7 ngày, tính từ ngày mà tạm giữ. Một số trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, xác minh thì không được quá 30 ngày
Thời hạn mà tạm giữ phương tiện vi phạm không vượt quá thời hạn; mà ra quyết quyết định hành chính (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 126 Luật xử lý vi hành chính 2012; thì phương tiện bị tạm giữ để đảm bảo thi hành về quyết định xử phạt; thì cần được trả ngay cho người mà bị xử phạt nếu thi hành xong quyết định xử phạt.
Như vậy, đối với trường hợp vượt đèn vàng vẫn có thể bị tạm giữ xe (phương tiện vi phạm); đây là một trong những lỗi được quy định cụ thể trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trong trường hợp mà người vi phạm; không thể xuất trình các loại giấy tờ liên quan đến người vi phạm; phương tiện vi phạm; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ được phép tạm giữ phương tiện vi phạm với mục đích để; đảm bảo người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt hành chính.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin giải thể công ty ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.