Có thể thấy, hiện nay xã hội càng hiện đại. Người phạm tội ngày một tăng. Dẫn đến người vào tù cũng không ít. Vậy đã bao giờ các bạn thắc mắc nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền chưa? Hay chế độ ăn của tù nhân như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật thi hành án Hình sự 2019
Nghị định 90/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Chế độ ăn của tù nhân như thế nào? Nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền?
Theo Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự 2019. Thì cụ thể, chế độ ăn đối với phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn mỗi tháng gồm:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 15 kg rau xanh;
+ 0,7 kg thịt (Giảm 0,3 kg so với quy định cũ)
+ 0,8 kg cá (giảm 0,2 kg so với Nghị định cũ)
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,2 lít dầu ăn( được bổ sung trong Nghị định mới)
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 01 kg muối;
+ Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; (được bổ sung trong nghị định mới)
+ Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền?
Chế độ ăn trong ngày tết lễ khi nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền?
Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật; và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự 2019. Cụ thể:
Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. (Hiện hành, được tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn định lượng).
Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Đảm bảo yêu cầu trong chế độ ăn của tù nhân
– Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định nêu trên. Phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm. Nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân. Và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.
– Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm.
– Mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân được tổ chức ít nhất một bếp ăn tập thể.
Dụng cụ cấp dưỡng tù nhân bao gồm những gì?
Định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn có lưới; hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 03 năm; các loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong 01 năm; và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn; và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.
Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong 01 năm.
Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 cặp lồng có 04 ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm.
– Phạm nhân được sử dụng điện, nước sinh hoạt theo định mức quy định.
Nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền?
Như vậy, có thẻ thấy hiện tại chưa có văn bản pháp lý nào quy định mức tiền cụ thể cho mỗi tù nhân là bao nhiêu. Bởi vì còn phụ thuộc sự thay đổi giá cả thị trường, từng địa phương khác nhau. Do đó, giá của thực phẩm khác nhau.
Theo tôi tính theo giá hiện nay, để nuôi mỗi tù nhân mỗi tháng hết khoảng 700 nghìn đồng/ tháng. Tuy nhiên, số tiền này chưa tính tiền ăn của những ngày lễ tết; quần áo, điện nước và cả người trông coi.
Như vậy, đây dúng là cuộc sống mà bao người hằng mong ước, ngủ có người trông, cơm ăn ngày 3 bữa, quần áo mặc cả ngày. Còn các bác có muốn được như vậy không?
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền?”
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Nuôi tù nhân hết bao nhiêu tiền? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Ngoài việc phải lao động công ích hàng ngày thì trong một tuần tù nhân sẽ được hướng dẫn học nghề để tăng tỷ lệ hoàn lương sau này khi ra tù.
Hiện tại không có văn bản quy định mức tiền mua thuốc độc phục vụ cho thi hành án tử hình cụ thể là bao nhiêu. Theo tôi được biết hiện nay thuốc độc phục vụ cho hoạt động này được mua ở nước ngoài nên kinh phí rất đắt đỏ. Tuy nhiên, 1 đại biểu Quốc hội đã từng cung cấp thông tin khó tưởng tượng, mỗi trường hợp bị án tử hình phải đưa từ các tỉnh thành xa tới nơi có nhà thi hành án để tiêm thuốc độc chi phí khoảng 200-300 triệu đồng.
Theo Điều 4 thông tư 32/2017/TT-BCA điện thoại di động và các thiết bị thông tin khác là những đồ vật bị cấm mang vào phòng giam.
Tuy không được sử dụng điện thoại cá nhân trong trại giam nhưng phạm nhân có thể dùng điện thoại bàn của trại giam để liên lạc với người thân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút.
Và không quá 10 phút đối với phạm nhân ở độ tuổi chưa thành niên mỗi tháng không quá 4 lần, luôn có sự giám sát và phải trả phí đối với cuộc gọi đó