Tuần qua, dư luận xôn xao với thông tin 17 con hổ trưởng thành bị bắt nhốt ở Nghệ An. Trong quá trình vận chuyển, do sức khỏe của hổ bị nuôi nhốt không tốt nên đã chết tới 08 con. Đây đều là những con số vô cùng lớn, đáng kể; bởi hổ đang là loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam. Vậy, người nuôi nhốt hổ trái phép bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Nghị định 06/2019/NĐ-CP;
Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP.
Nội dung tư vấn
Hiện nay, việc điều tra vụ nuôi nhốt 17 cá thể hổ trưởng thành vẫn đang được điều tra; và chưa có kết luận chính thức. Tuy nhiên, đối với hành vi này; người nuôi nhốt chắc chắn phải đối mặt với án phạt hình sự; theo bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.
Nuôi nhốt hổ trái phép bị xử lý như thế nào theo tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Căn cứ điều 244 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017; hành vi nuôi nhốt hổ trái phép có thể bị xử lý như sau:
Xử lý đối với cá nhân
Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật; thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; thuộc trường hợp săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Căn cứ vào nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp; hổ Đông dương được xếp thứ 32 trong danh mục loài động vật quý hiếm nhóm IB.
Các loài động vật rừng thuộc nhóm IB là các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng; nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Theo như lời khai của cơ sở nuôi hổ trái phép; người này đã có hành vi mua bán hổ với bên khác từ Lào; như vậy, có cơ sở để có thể cấu thành tội theo điểm đ khoản 2 điều 244 (Buôn bán, vận chuyển qua biên giới); mức phạt cho khoản này là phạt tù từ 05-10 năm.
Vói số lượng hổ bị nuôi nhốt trái phép trên 12 con; người vi phạm có thể bị xử lý theo khoản 3 Điều 244 BLHS với mức phạt 10-15 năm tù.
Xử lý đối với pháp nhân, tổ chức
Trường hợp phạm tội không phải cá nhân; mà hoạt động dưới hình thức pháp nhân thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Thậm chí, nếu mức độ tội phạm nguy hiểm cao; thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn theo điều 79 BLHS:
Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm; thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại phậm tội còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 điều 244 BLHS, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm để săn voi thì bị xử lý theo điểm c khoản 2 điều 244 BLHS; mức phạt là phạt tù từ 05-10 năm.
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép 0,7 kilôgam sừng tê giác; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.