Theo quy định hiện hành khi người dân sử dụng đất sẽ phải nộp một khoản tiền thuế cho nhà nước. Việc đóng thuế đất được coi là một nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất sẽ phải tiến hành nộp hàng năm. Dựa theo mục đích sử dụng diện tích đất đó mà căn cứ để tính số thuế phải đóng sẽ khác nhau. Vậy việc nộp thuế đất ở hàng năm ở đâu? Quy định pháp luật về kỳ khai, nộp thuế sử dụng đất như thế nào? Và căn cứ tính thuế đất ở hàng năm hiện nay ra sao luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người sử dụng đất. Bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định về thuế đất ở như thế nào?
Thuế đất là loại thuế mà người sử dụng phải nộp trong quá trình sử dụng đất. Đối tượng nộp thuế cho nhà nước là các tổ chức, các cá nhân có quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Nghĩa vụ nộp thuế sử dụng là một trong các nghĩa vụ mà người sử dụng đất cần thực hiện.
Đối với đất ở, người sử dụng đất cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đất ở hằng năm theo đúng quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mà nhà nước ta đã đưa ra. Trên thực tế, có thể có một số người sử dụng phải nộp thuế đất ở hằng năm nhưng cũng có một số người sử dụng đất không phải nộp loại thuế đất ở này.
Kỳ khai, nộp thuế sử dụng đất như thế nào?
Thuế sử dụng đất là loại thuế khai theo năm điều này được quy định tại Điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ được khai thuế theo năm đối với từng thửa đất và khai tổng hợp đối với đất ở trong trường hợp có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất trong cùng một quận huyện hoặc tại nhiều quận huyện.
Trong một vài trường hợp, người nộp thuế không phải khai tổng hợp, cụ thể:
- Người nộp thuế có quyền sử dụng đất với một hoặc nhiều thửa đất tại cùng một quận huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không được vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất.
- Người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận huyện khác nhau nhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuế sẽ không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất.
Đối tượng thu thuế sử dụng đất
Đối với đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp thì đều sẽ có những đối tượng phải đóng thuế cụ thể:
Đối tượng thu thuế sử dụng đất nông nghiệp:
- Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã.
- Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác,
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Đối tượng thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng một trong các loại đất sau:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế như đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,…nhưng lại được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế bao gồm:
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư là người nộp thuế.
- Người nhận chuyển nhượng sẽ nộp thuế trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác.
- Người cho thuê nhà sẽ nộp thuế trong trường hợp cho thuê nhà thuộc sở hữu của nhà nước.
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sẽ nộp thuế khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán hoặc cho thuê.
- Pháp nhân mới là người nộp thuế trong trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.
- Người đang sử dụng đất sẽ nộp thuế trong trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp.
- Người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất nếu có nhiều người cùng quyền sử dụng đất.
Căn cứ tính thuế đất ở hàng năm
Thuế đất ở được tính trên cơ sở căn cứ sau:
(1) Về giá tính thuế:
Giá tính thuế làm căn cứ tính thuế được xác định dựa trên cơ sở giá của diện tích đất sử dụng cần phải tính thuế. Theo đó:
– Diện tích đất dùng làm cơ sở xác định giá tính thuế đất ở phải là diện tích đất thực tế mà đang được sử dụng. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý thêm với trường hợp đất dùng trong xây dựng khu công nghiệp thì phần đất để xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung thì sẽ không được tính vào diện tích thực tế để tính thuế.
– Giá tiền đất để làm căn cứ tính thuế đất ở đã được xác định theo bảng giá của chính Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại nơi có đất đó. Việc xác định giá tiền đất được thực hiện trên cơ sở sau:
+ Giá đất làm căn cứ tính thuế đất ở đã được quy định một cách ổn định theo chu kỳ, trường hợp hy hữu nếu có sự thay đổi giá của đất thì sẽ không bắt buộc phải xác định lại giá cho thời gian còn lại của chu kỳ trước đó.
+ Đối với trường hợp đất được sử dụng có nguồn gốc là đất chuyển mục đích hoặc do được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì giá đất tính thuế được xác định theo giá đất của mục đích sử dụng vào thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc chuyển mục đích đó.
(2) Về thuế suất để tính thuế:
– Thuế suất được dùng cho việc xác định thuế sử dụng đất nhà ở cho loại đất ở được dựa trên các cơ sở hạn mức sử dụng đất được chính Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương có đất ban hành, cụ thể là:
+ Thuế suất bậc 1 với mức 0,03% sẽ được áp dụng đối với diện tích đất được sử dụng nằm trong hạn mức đã quy định.
+ Thuế suất bậc 2 với mức 0,07% sẽ được áp dụng vào đối với trường hợp đất sử dụng đã vượt quá hạn mức nhưng ở đây chưa quá đến 3 lần.
+ Trong trường hợp nếu diện tích cần tính thuế vượt quá hạn mức lên trên 3 lần thì sẽ áp dụng bậc 3 với thuế suất 0,15%.
Nộp thuế đất ở hàng năm ở đâu?
- Người nộp thuế sẽ thực hiện đăng ký, khai, tính thuế tại cơ quan thuế, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Nếu ở vùng sâu vùng xa điều kiện đi lại khó khăn thì người nộp thuế thực hiện việc đăng ký, khai tính tại Uỷ ban nhân dân xã.
- Người nộp thuế sẽ được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất, nếu có một hoặc nhiều thửa đất ở vượt quá hạn mức thì có thể lựa chọn một nơi có thửa đất vượt quá hạn mức để xác định diện tích vượt quá hạn mức của đất.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm Sổ hồng chung cư theo thủ tục như thế nào?
- Dịch vụ xin cấp lại sổ đỏ, sổ hồng
- Các loại thuế phí khi sang tên sổ đỏ sổ hồng là gì?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 nộp thuế đất ở hàng năm ở đâu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất công chứng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tất cả những ai tham gia giao dịch mua bán nhà đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có thể là bên bán hoặc bên mua. Tùy vào thỏa thuận khi giao dịch.
Khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thời hạn nộp thuế đất ở như sau:
– Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.
Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một lần trong năm chậm nhất là ngày 31/10.
– Thời hạn nộp tiền thuế chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế.
– Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo.
Theo Khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, cách tính thuế đất ở được xác định như sau:
Số thuế cần nộp = Số thuế phát sinh – Số thuế miễn giảm (nếu có).
Trong đó, công thức tính số thuế phát sinh được quy định:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất cần tính thuế x Giá 1m2 đất sử dụng x Thuế suất (%)