Khi mối quan hệ hôn nhân bị dạn nứt, không còn cùng chung mục đích hôn nhân, việc ly hôn sẽ được pháp luật Việt Nam ghi nhận và xem xét thụ lý và quyết định ly hôn cho cặp vợ chồng đó. Việc ly hôn có quy trình khác rắc rối và cần có thời gian, vì nhà nước mong rằng cuộc hôn nhân đó vẫn có thể được cứu vãn, các cặp vợ chồng có ý định ly hôn sẽ có thể hòa giải hoặc tháo gỡ được khúc mắc với đối phương trong cuộc hôn nhân. Và đã có rất nhiều cặp đôi, nhiều cuộc hôn nhân được khôi phục lại mà không đi đến cái kết đổ vỡ. Và một câu hỏi được nhiều người đặt ra là Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết sau.
Luật sư X hi vong sẽ mang đến những thông tin hữu ích đến mọi người.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Rút đơn ly hôn là gì?
Rút đơn ly hôn là việc vợ hoặc chồng thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết của vợ chồng muốn ly hôn.
Ai có quyền được rút đơn ly hôn?
Khi tham gia vào quá trình tố tụng, một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình.
Khoản 4 điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và đương sự có quyền:
- Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định này thì trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện.
Cụ thể trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn đơn phương nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn.
Hệ quả pháp lý của rút đơn ly hôn
Theo quy định trên, tùy theo từng giai đoạn mà Tòa án có thể ra những quyết định phù hợp khi rút đơn khởi kiện, cụ thể:
- Khi chưa thụ lý thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện;
- Sau khi thụ lý rồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án;
- Khi vụ án đang được xét xử sơ thẩm, nếu rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đình chỉ một phần hay toàn bộ yêu cầu của đương sự;
- Giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Tòa án hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không?
Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khi yêu cầu ly hôn (dù thuận tình hay đơn phương) thì theo khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự, vợ, chồng có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn. Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn, vợ, chồng có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình.
Do đó, tùy vào từng giai đoạn của vụ ly hôn, thời điểm rút hồ sơ được quy định như sau:
- Khi Tòa chưa thụ lý: Căn cứ Điều 363, Điều Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự, thường sẽ có khoảng thời gian khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn. Do đó, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.
- Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn:
- Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn. Nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 và điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự).
- Trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút.
Khi nào được rút đơn ly hôn?
Rút đơn khi tòa án chưa thụ lý vụ án
Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định như sau:
- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Căn cứ theo quy định này, đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu của mình.
Như vậy, đối với một vụ án ly hôn, đương sự hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để giải quyết vụ án của mình.
Rút đơn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm
Trước khi mở phiên tòa, thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nguyên đơn có được rút đơn khởi kiện ly hôn hay không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
Như vậy, ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ án, người yêu cầu ly hôn được quyền rút đơn ly hôn.
Nếu nguyên đơn rút hết toàn bộ yêu cầu của mình và không còn yêu cầu của các đương sự khác thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Tòa án tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.
Tòa án vẫn phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Rút đơn tại phiên tòa sơ thẩm
Căn cứ theo quy định tại điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện.
Rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm
Khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc rút đơn trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như sau:
1.Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu có việc kháng cáo bản án sơ thẩm thì thủ tục ly hôn sẽ được tiếp tục giải quyết ở cấp phúc thẩm.
Và trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm giải quyết việc ly hôn thì nguyên đơn có thể rút yêu cầu ly hôn và được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu bị đơn đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện ly hôn.
Khi đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.
Trường hợp bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp ly hôn theo thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục rút đơn ly hôn thực hiện thế nào?
Bước 1: Khi muốn rút đơn ly hôn, vợ chồng cần phải làm đơn yêu cầu rút dơn ly hôn.
Bước 2: Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi chấp nhận yêu cầu rút đơn ly hôn thuận tình của vợ, chồng, Tòa án sẽ trả lại đơn thuận tình ly hôn cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Riêng trong vụ án ly hôn đơn phương, theo khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ, chồng có yêu cầu rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó, trả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu.
Đồng thời, Tòa án cũng sẽ sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Như vậy, chỉ khi ly hôn đơn phương, các bên cần có yêu cầu để được Tòa án trả lại đơn ly hôn đơn phương và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu không Tòa án chỉ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
Rút đơn ly hôn rồi có được nộp lại hay không?
Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, đương sự đã rút đơn ly hôn thì có nộp lại được hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.
Theo quy định này, đối với yêu cầu ly hôn mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, trước đây bạn đã rút đơn ly hôn thì Tòa án đã đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của bạn.
Bây giờ nếu có căn cứ để ly hôn và muốn yêu cầu tòa án giải quyết thì bạn hoàn toàn có thể nộp lại đơn ly hôn.
Tòa án vẫn sẽ xem xét đơn và giải quyết yêu cầu của bạn theo thủ tục tố tụng dân sự.
Rút đơn ly hôn có được lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
Như vậy, số tiền tạm ứng án phí đã nộp sẽ chỉ được trả lại cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình. Trường hợp của bạn sẽ được trả lại tòan bộ số tiền tạm ứng án phí.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về hòa giải ly hôn đơn phương như thế nào?
- Đơn phương ly hôn có cần hòa giải không?
- Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, các bên làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn sẽ có thẩm quyền giải quyết.
“2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Như vậy vợ chồng chị có thể lựa chọn tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn khi ly hôn cư trú.
Căn cứ Điều 12 Luật Cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, là nơi thường trú hoặc tạm trú.
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.
Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Từ quy định trên, người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn là người vợ hoặc người chồng hoặc cả 2 vợ chồng. Cha mẹ, người thận của các bên vợ chồng chỉ có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Theo đó, trường hợp của bạn, vì lí do công việc mà bạn không thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn không thuộc trường hợp người có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.
Ngoài ra, Khoản 4 Điều 85 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
“4. Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng…”
Như vậy, đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.