Cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội; dạo quanh một vòng mạng xã hội, chúng ta có thể bắt gặp không ít các dòng trạng thái có nội dung; nói xấu công kích nhau trên mạng xã hội. Không ít các trường hợp, sử dụng mạng xã hội để nói xấu người khác nhằm đạt được mục đích. Câu hỏi được đặt ra, hành vi nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào ? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật Sư X; tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào được coi là bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác
Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào giải thích thế nào là bôi nhọ danh dự; nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên, có thể hiểu bôi nhọ danh dự; nhân phẩm người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Trong khi đó, Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ
Theo đó, mỗi con người đều có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Quyền được bảo vệ về danh dự; nhân phẩm là quyền được pháp luật tôn trọng và bảo vệ mà không ai có quyền; nói xấu bôi nhọ nhằm hạ uy tín người khác.
Cũng tại Điều 34 Bộ luật Dân sự, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin; làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của mình. Các thông tin xấu được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng phải bị gỡ bỏ; đồng thời cải chính.
Nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào ?
Tùy theo mức độ, cũng như tính chất của hành vi mà hành vi nói xấu bôi nhọ; người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Người thực hiện hành vi nói xấu bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể tại Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Theo quy định trên, người có cử chỉ, lời nói xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. Do đó, hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 300.000 đồng
Có thể bạn quan tâm
- Kể lại giấc mơ xấu về người khác có bị coi là vu khống họ không?
- Dùng nick ảo vu khống trên facebook, phạt đến 3 năm tù
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.
Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Trường hợp, hành vi này được thực hiện với từ 2 người trở lên; hoặc đối với người nuôi dưỡng chăm sóc, chữa trị cho mình, hoặc sử dụng mạng máy tính internet… có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 3 tháng đến 2 năm tù.
Trường hợp nghiêm trọng làm gây rối loạn tâm thần,và làm người khác tổn thương từ 61 % trở lên, hoặc làm người đó tự sát thì có thể bị phạt tù từ 2-5 năm.
Quy định về bồi thường do Nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định; người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Theo đó, người vi phạm không những phải bồi thường các chi phí để khắc phục thiệt hại; còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần; cho người bị bôi nhọ về danh dự, nhân phẩm. Mức tiền do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tiền bồi thường tối đa là không quá 10 tháng lương cơ sở.
Bên cạnh đó, người bị thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ” Nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào ??“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của mình. Các thông tin xấu được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng phải bị gỡ bỏ, đồng thời cải chính.
Người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác vừa phải bồi thường thiệt hại bằng tiền, vừa phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin nếu người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm yêu cầu.
Người tố giác tội phạm mà không đúng thì tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người tố cáo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống và có thể phải bồi thường trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy nếu tố giác tội phạm không đúng, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ chịu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống.
Hành vi cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000. Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung, mức độ hậu quả nghiêm trọng của việc tung tin đồn. Người vi phạm thậm chí sẽ phải đối mặt với việc xử lý hình sự.