Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi quy định về hành vi vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp? Những đối tượng nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp? Hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Cảm ơn luật sư. Xin chào bạn, để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề qua bài viết “Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Thanh tra là gì?
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau
Hiện nay, hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cũng như phục vụ quản lí nhà nước trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp khác nhau.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Do đó nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành.. Điều đáng lưu ý là ở những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, các quy định của Luật Thanh tra đã xác định rõ:
Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra; tiếp tục làm rõ hơn quy định về hình thức tiến hành thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết thanh tra; quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và nội dung khác liên quan đến hoạt động thanh tra như: hồ sơ thanh tra, trách nhiệm của cơ quan điều tra.
Đặc biệt là việc bố sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, công tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra
Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
Thanh tra về sở hữu công nghiệp là hoạt động của cơ quan hành pháp nhằm mục đích đảm bảo cho hiệu lực pháp luật về sở hữu công nghiệp được thực thi nghiêm chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu quyền, đảm bảo cho quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng, tác giả không bị xâm phạm, chống cạnh tranh không lành mạnh, đấu tranh để phòng ngừa và xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp.
Nội dung thanh tra về sở hữu công nghiệp bao gồm thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp, sử dụng quyền đã được xác lập, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu (bao gồm cả hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), quyền tác giả, quyền sử dụng và các nghĩa vụ của chủ văn bằng, tác giả các đối tượng sở hữu công nghiệp. Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình xác lập quyền; sử dụng quyền, và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì?
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là để bảo vệ pháp chế; là bảo đảm sự việc chấp hành các quy định của luật; pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp được thi hành nghiêm chỉnh; có hiệu lực, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước; của xã hội và của chủ văn bằng.
Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ là tài sản của doanh nghiệp; của cá nhân được pháp luật thừa nhận.
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp để thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế. Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; và nhiều hiệp định thương mại. Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nội dung của các văn bản này; đặc biệt của Hiệp định các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS) đều quy định trách nhiệm của các bên tham gia trong việc thực thi các điều khoản đã cam kết; trong đó đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức; cá nhân là chủ văn bằng đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Tra cứu thông tin giấy phép lái xe
- Kinh doanh đồ ăn vỉa hè có bị xử phạt hay không?
- Bảo hiểm nghề nghiệp công chứng viên được quy định như thế nào?
- Chia đất thế nào khi người thừa kế chết trước người viết di chúc?
Câu hỏi thường gặp
– Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
– Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Mục đích hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 2 Luật thanh tra 2010, cụ thể như sau:
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.