Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật. Nền kinh tế các quốc gia cùng từ đây mà ngày càng phát triển. Các công ty, doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy hàng năm vẫn có một số lượng khá lớn các công ty, doanh nghiệp phá sản. Vì vậy hãy cũng Luật sư X tìm hiểu về nội dung cơ bản của pháp luật phá sản nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bài viết sẽ đưa ra các vấn đề liên quan đến nội dung cơ bản của pháp luật phá sản. Như việc đưa ra các khái niệm, đối tượng áp dụng, lý do phá sản. Hay các cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản. Cũng như thủ tục để giải quyết vấn đề này.
Khái niệm pháp luật phá sản
Pháp luật phá sản có thể hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật. Do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Pháp luật phá sản là một chế định đặc thù trong luật thương mại. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa dựng các quy phạm của pháp luật nội dung. Vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật hình thức.
Là pháp luật nội dung, pháp luật phá sản điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ. Là pháp luật hình thức, pháp luật phá sản điều chỉnh quan hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ nợ, con nợ và những người có liên quan. Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Hay trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, pháp luật phá sản điều chỉnh hai nhóm quan hệ. Thứ nhất là là quan hệ tài sản giữa chủ nợ – con nợ. Thứ hai là quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ
Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ có bản chất là quan hệ tài sản. Được hình thành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và chỉ được coi là quan hệ pháp luật phá sản kể từ khi con nợ mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Theo đó thời hạn thanh toán là 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Có nghĩa là kể từ thời điểm đó pháp luật phá sản mới điều chỉnh các quan hệ đó.
Chủ thể tham gia các quan hệ tài sản này là chủ nợ và con nợ. Chủ nợ là các tổ chức, cá nhân có khoản nợ chưa được doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ thanh toán. Chủ nợ được chia ra làm ba loại: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm Và chủ nợ có bảo đảm một phần (khoản 4, 5, 6 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014). Con nợ chính là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Hay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ.
Khách thể của quan hệ giữa chủ nợ và con nợ là tài sản của con nợ. Nội dung của quan hệ tài sản giữa con nợ và chủ nợ chính là những quyền và nghĩa vụ tài sản của các chủ thể đó.
Quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khác với quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ. Quan hệ tố tăng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và quan hệ này có dấu hiệu riêng như:
Về chủ thể: một bên là các đương sự gồm chủ nợ, con nợ và những người có liên quan như người lao động cổ đông CTCP… Một bên là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Toà án nhân dân. Hay Viện kiểm sát nhân dân,quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản,…
Khách thể của quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là quá trình giải quyết yêu cầu phá sán doanh nghiệp, hợp tác xã. Nội dung của quan hệ này là những quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự trước Nhà nước. Hoặc là các hành vi tố tụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung của pháp luật phá sản
Nội dung của pháp luật phá sản bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ca khách quan và chủ quan, như cơ chế quản lí kinh tế, trinh độ phát triển của thị trường, phong tục, tập quán, trình độ, năng lực lập pháp v.v..
Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của các quốc gia trong từng thời kì mà nội dung của pháp luật phá sản được xây dựng một cách phù hợp. Nội dung của pháp luật phá sản hiện hành ở Việt Nam được ghi nhận trong Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tương tự như nội dung pháp luật phá sản của nhiều nước trên thế giới. Pháp luật phá sản Việt Nam có nội dung cơ bản như: đối tượng áp dụng của do phá sản; cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản.
Đối tượng áp dụng của Luật Phá sản
Tại Điều 2 Luật Phá sản năm 2014 quy định đối tượng áp dụng của Luật Phá sản. Theo đó doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập. Cũng như hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật Phá sản năm 2014 chỉ áp dụng đối với các đối tượng như. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Lý do phá sản
Tương đồng với pháp luật phá sản của nhiều nước trên thế giới. Pháp luật phá sản của Việt Nam xác định lý do duy nhất dẫn đến phá săn doanh nghiệp, hợp tác xã, đó là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ. Và thời hạn thực hiện nghĩa vụ này là 03 tháng kể từ đến hạn thanh toán.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản
Theo thông lệ chung, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp là Toà án. Tuy nhiên, do tổ chức hệ thống Tòa án và cơ quan tài phán ở mỗi nước khác nhau. Vì vậy việc giao cho Toà án nào giải quyết yêu cầu phả sản không giống nhau.
Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật Công ty năm 1990 ghi nhận thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản thuộc Trọng tài kinh tế nhà nước. Theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, quyền giải quyết phá sản được quy định thuộc về Toà ăn. Nhưng chỉ có Tòa kinh tế cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết phá sản.
Hiện nay, theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 cũng như Luật Phá sản năm 2014. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc về Toà án nhân dân địa phương. Dựa trên các nguyên tắc theo trụ sở chính, theo nơi đăng kí kinh doanh. Và theo tính chất phức tạp của vụ việc phủ sản.
Thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
Pháp luật phá sản một số nước trên thế giới như Pháp, Nga Nhật Bản, Trung Quốc đều quy định thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản gồm: thủ tục thanh lý và thủ tục tổ chức lại. Thủ tục này rất đa dạng và mềm dẻo. Trong quá trình thực hiện không cứng nhắc trong một thủ tục mà có thể chuyển từ thủ tục này sang thủ tục khác một cách linh hoạt.
Thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản năm 2014 bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thù tục tuyên bố phá sản. Thanh lí tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như Luật Phả sản năm 2004. Đại với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phả sản.
Việc thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản về cơ bản sẽ bao gồm hai thủ tục chính đã nêu trên. Tuy nhiên trên thực thế việc thực hiện thủ tục phá sản của công ty trách nhiệm hữu hạn. Hay thủ tục phá sản của công ty cổ phần vẫn có một dố điểm khác biệt.
Xem thêm bài viết có liên quan
Khi nào công ty bị tuyên bố phá sản theo quy định pháp luật hiện hành
Thủ tục phá sản của công ty trách nhiệm hữu hạn
Hồ sơ phá sản công ty cổ phần mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là các phân tích về vấn đề về nội dung cơ bản của pháp luật phá sản. Từ đó xác định được khái nhiệm pháp luật phá sản. Và các nội dung liên quan đến vấn đề như: đối tượng áp dụng, lý do phá sản, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản và thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.cm/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật phá sản có thể hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Pháp luật phá sản là một chế định đặc thù trong luật thương mại. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa dựng các quy phạm của pháp luật nội dung, vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật hình thức.
Khác với quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ, quan hệ tố tăng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có rằng dấu hiệu riêng của nó.
Nội dung của quan hệ này là những quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự trước Nhà nước hoặc là các hành vi tố tụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản năm 2014 bao gồm hai thủ tục chính. Đó là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thù tục tuyên bố phá sản.
Thanh lí tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Đại với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phả sản.