Xin chào Luật sư X, tôi vay vốn ngân hàng để đầu tư kinh doanh nhưng lại thua lỗ, gây tổn thất kinh tế nặng nề và cũng không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng khiến trở thành nợ xấu thì có sao không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, đối với ngành Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Không thu được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Thu được nợ càng ít thì cho vay càng ít và lãi suất càng cao. Vậy nợ xấu ngân hàng có sao không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ được phân loại theo quy định mà điển hình nhất là phân loại theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 đến trên 360 ngày.
Đối với ngành Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Không thu được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Thu được nợ càng ít thì cho vay càng ít và lãi suất càng cao.
Nợ xấu bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đôì kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng. (khoản 8 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; ủy thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Cách xác định nợ xấu là gì?
Nợ xấu xác định theo hai phương pháp định lượng và định tính và thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ sau đây: (Điều 2, Điều 3, Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Nợ nhóm 1, là nợ đủ tiêu chuẩn; bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ trong hạn và “nợ quá hạn dưới 10 ngày” được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
Nợ nhóm 2, là nợ cần chú ý, bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày” và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
Nợ nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm 15 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày” và nợ đã được gia hạn lần đầu;
Nợ nhóm 4, nợ nghi ngờ, bao gồm 16 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vấn, bao gồm 18 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn trên 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
Ngoài ra, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác đỉnh là nợ xấu theo quy định trên thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu. (Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Theo các quy đỉnh nêu trên, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Chẳng hạn, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ bị phân vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn (Điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 42/2017/QH14). Do vậy, nợ xấu nhóm cao hơn không nhất thiết phải chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất.
Từ năm 1958, pháp luật đã có những quy định nghiêm khắc để xử lý nợ quá hạn cho ngân hàng. Chẳng hạn như quy định, đối với người có khả năng mà không trả nợ, thái độ coi thường chính quyền, thì tùy từng trường hợp mà dùng hình thức họp tổ vay nợ, tổ nông hội, ủy ban xã, huyện để thực hiện các biện pháp như giáo dục, động viên, phê bình, kiểm thảo, cảnh cáo, xử phạt và cam kết trả nợ. Trường hợp thật ngoan cố thì tòa án huyện sẽ kê biên hoặc nếu cần thiết thì tòa án tỉnh sẽ tịch thu tài sản và xử tội để thu nợ cho ngân hàng.
Nợ xấu ngân hàng có sao không?
Nợ xấu không chỉ là vấn đề của ngành Ngân hàng, mà là của cả nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu luôn được các quốc gia quan tâm tháo gỡ, đặc biệt để bảo vệ quyền sở hữu của chủ nợ.
04 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu
Có thể phân chia thành 4 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu gồm trì hoãn nợ, giảm trừ nợ, bù trừ nợ và thu hồi nợ như sau:
Thứ nhất, trì hoãn nợ.
Đây là nhóm giải pháp xử lý nợ tạm thời, thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ; chuyển giao nợ cho Công ty quản lý và xử lý nợ (AMC) của chính ngân hàng có nợ xấu; bán nợ tạm thời (mua bán trong một thời hạn nhất định) cho pháp nhân, cá nhân khác; bán nợ không đứt đoạn (chưa thu hồi được tiền ngay và vẫn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ) cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC); hay còn gọi là việc đảo nợ, giãn nợ, hoãn nợ, gom nợ, nhốt nợ, cô lập nợ, chế biến nợ, dừng thu nợ, bao vây nợ, phong tỏa nợ, đóng băng nợ.
Nhóm giải pháp này chỉ đẩy lùi thời điểm nợ (trong hạn và quá hạn) bị biến thành nợ xấu, là xử lý nhưng không thu hồi được nợ, không thay đổi số nợ (không làm tăng, giảm cả nợ gốc và nợ lãi, ngoại trừ trường hợp khoanh nợ đồng thời với việc dừng tính và thu lãi). Việc bán nợ rất thành công cho VAMC chủ yếu thuộc về nhóm giải pháp này, thông qua việc hạch toán loại trừ một phần hay toàn bộ khoản nợ khỏi sổ sách kế toán.
Thứ hai, giảm trừ nợ.
Đây cũng là nhóm giải pháp hạch toán loại trừ một phần hay toàn bộ khoản nợ khỏi sổ sách kế toán, thông qua việc miễn giảm nợ gốc, nợ lãi, phí, tiền phạt và sử dụng dự phòng tín dụng (để giảm nợ gốc), hay còn gọi là giảm nợ, bốt nợ, miễn nợ, xóa nợ.
Nhóm giải pháp này cũng không thu hồi được nợ, mà chỉ là việc gạt bỏ nợ, đồng thời với việc tăng chi phí, giảm lãi, là nhận phần thiệt hại về phía ngân hàng. Trường hợp vẫn tiếp tục thu hồi được nợ sau đó, thì ngân hàng không hạch toán vào khoản thu nợ tín dụng, mà sẽ được tính vào khoản thu nhập khác.
Thứ ba, bù trừ nợ.
Đây là nhóm giải pháp bù trừ nghĩa vụ trả nợ giữa các bên với nhau, trong đó có việc thông qua việc “nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ” trả nợ, hay còn gọi là việc đối trừ, khấu trừ, cấn trừ nợ. Tài sản để bù trừ nghĩa vụ trả nợ có thể là tài sản bảo đảm tiền vay hoặc tài sản khác của người vay, hoặc của người khác. Một dạng nữa cũng có thể gọi là bù trừ nợ, đó là việc chuyển khoản nợ thành vốn góp tại công ty mắc nợ.
Nhóm giải pháp này không trực tiếp mà là gián tiếp thu hồi nợ, bằng cách loại trừ được nợ xấu tương đương với số nợ đã được bù trừ. Trường hợp sau này ngân hàng bán hoặc hưởng lợi từ tài sản, cổ phần nhận bù trừ nợ, mà thu được số’ tiền ít hơn số nợ đã bù trừ, thì coi như là khoản lỗ, khoản đầu tư không hiệu quả đối với hoạt động mua bán tài sản hay đầu tư tài chính của ngân hàng.
Thứ tư, thu hồi nợ.
Đây là nhóm giải pháp thu hồi số tiền đã cho vay, gồm thu tiền trả nợ của người vay hoặc thu tiền trả nợ từ người khác; thu hồi nợ từ việc bán hẳn nợ (bán đứt đoạn, không mua lại); thu hồi nợ từ tiền khai thác, sử dụng, cho thuê và phát mại tài sản bảo đảm; thu hồi nợ thông qua việc thanh lý tài sản khi giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Việc xử lý nợ theo các giải pháp thu hồi nợ này là xử lý nợ thật sự, triệt để, thu hồi được dứt điểm (toàn bộ hoặc một phần) nợ xấu.
Bốn nhóm giải pháp xử lý nợ xấu nói trên, vừa là giải pháp kinh tế, vừa là giải pháp pháp lý.
08 nhóm hành động xử lý nợ xấu
Để thực hiện được 4 nhóm giải pháp xử lý nợ xấu nói trên, phải thực hiện ít nhất 8 nhóm hành động xử lý nợ xấu như sau:
Thứ nhất, xác minh thông tin tài sản.
Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền xác minh các thông tin về hoạt động, về tài sản bảo đảm và tài sản khác của con nợ, để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, việc xác minh thông tin tài sản cũng gặp nhiều khó khán trước các quy định về bí mật thông tin; (Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và khoản 3 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
Thứ hai, thu giữ tài sản bảo đảm.
Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền thu giũ tài sản bảo đảm để ngăn chặn thiệt hại và để xử lý thu hồi nợ. Tuy nhiên, nếu con nợ hoặc người có tài sản thế chấp không hợp tác, nhất là liên quan đến thu giữ nhà ở, thì phải khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài; (Điều 301 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14)
Thứ ba, phong tỏa tài khoản.
Pháp luật quy định, khi có thởa thuận thì chủ nợ được quyền thực hiện hoặc yêu cầu phong tởa, khấu trừ tiền trong tài khoản của con nợ để thu hồi nợ.
Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế phụ thuộc vào việc tài khoản có tiền hay không và sự hợp tác của các bên liên quan;
Thứ tư, khai thác, sử dụng tài sản.
Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền nắm giữ, quản lý, khai thác, sử dụng tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế về thời gian nắm giữ, mục đích sử dụng, giới hạn sở hữu bất động sản và chức năng hoạt động của ngân hàng;
Thứ năm, phát mại tài sản bảo đảm.
Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền tự bán, ủy quyền cho ngưòi khác bán hoặc thông qua tổ chức bán đấu giá để bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, đôì vối tài sản thế chấp là nhà đất, thì phải có sự tham gia của nhiều bên và gần như không có sự phản đối của chủ tài sản; (khoản 2 Điều 90, Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010)
Thứ sáu, bán nợ.
Pháp luật cho phép chủ nợ được quyền bán nỢ để thu hồi nợ. Tuy nhiên, do gần như chưa có thị trường mua bán nợ trên thực tế nên khó bán;
Thứ bảy, khởi kiện ra Tòa án.
Pháp luật cho phép chủ nợ khởi kiện ra Tòa án (kể cả yêu cầu tuyên bô’ phá sản doanh nghiệp) hoặc Trọng tài để đòi nỢ. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án diễn ra rất phức tạp, tốn kém và kéo dài;
Thứ tám, tố cáo vi phạm.
Pháp luật quy định ngân hàng cũng có thể khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật và tố giác tội phạm hình sự để yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý hành vi phạm pháp, đồng thời hỗ trợ thu hồi tài sản liên quan đến khoản nợ. Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chỉ là hệ quả của việc xử lý các sai phạm.
Ngân hàng có khởi kiện đòi nợ quá hạn?
Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015, trong đó tại Điều 466 quy định:
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Theo quy định trên, bên vay có nghĩa vụ trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn. Nếu không nhận đủ số tiền đã cho vay, bên cho vay có quyền kiện ra Tòa án để đòi hết số tiền còn lại.
Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng nhưng không trả được nợ khi quá hạn, tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau.
Trong các phương án xử lý nợ xấu, kiện tụng thường là lựa chọn cuối cùng của các ngân hàng và chỉ thực hiện khi khách hàng thiếu thiện chí, bất hợp tác.
Dựa trên mức độ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng, các ngân hàng sẽ có các giải pháp xử lý nợ xấu khác nhau.
Với những khách hàng có thiện chí và nguồn tài sản trả nợ, ngân hàng có thể hỗ trợ, gia hạn thời hạn vay cho khách hàng. Nếu khách hàng có thiện hợp tác hợp nhưng không đủ nguồn trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp khách hàng không hợp tác, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp mạnh như thu giữ tài sản, khởi kiện hay thậm chí là chuyển hồ sơ lên cơ quan công an để xử lý hình sự.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới 2022
- Làm gì khi bị chậm lương?
- Mẫu giấy phép môi trường 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nợ xấu ngân hàng có sao không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; đơn xác nhận độc thân mới nhất; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ, người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ. Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.
Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Theo đó, nếu người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.
Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Theo quy định trên, nếu trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng, người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng hơn là phạt tù có thời hạn đến 20 năm.