Xin chào Luật sư. Trước đây do thiếu vốn kinh doanh mà không kịp xoay xở nên em trai tôi có vay nợ một khoản bên Fe Credit, mặc dù hiện nay vẫn chưa quá hạn nhưng trên hệ thông CIC mà chúng tôi tra cứu thì thấy rằng em trai tôi đang bị cập nhật là nợ xấu. Luật sư cho tôi hỏi rằng khi nợ xấu FE có bị đi tù không? Tôi là người thân của em tôi nên có bị gọi điện thoại làm phiền, đòi nợ liên tục nên rất khó chịu về vấn đề này, không biết sẽ giải quyết ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là nợ xấu?
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Phân loại các nhóm nợ xấu
Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
Các nhóm nợ chưa bị xem là nợ xấu
– Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
+ Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
+ Khoản nợ được phân loại nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (tại mục 2.3 dưới đây).
– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày;
(Trừ khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn, khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn (tại mục 2.4 dưới đây).);
+ Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN (Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc cao hơn).
Các nhóm nợ được xem là nợ xấu
– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
+ Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
++ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
++ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
++ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
+ Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
+ Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
– Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
+ Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
+ Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
– Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1).)
+ Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
+ Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
+ Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
– Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
– Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn
Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:
– Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
– Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;
– Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;
– Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nợ xấu FE có bị đi tù không?
Trong trường hợp nợ xấy này, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mức độ thời gian mà đưa ra các chế tài xử lý khác nhau. Trường hợp này, nợ xấu FE sẽ được ghi nhận ở nhiều nhóm khác nhau từ nhóm 1 tới nhóm 5.
Nếu đến hạn đòi mà không trả chậm thanh toán quá 10 ngày và con nợ chủ động liên lạc. Lúc này, nhân viên FE Credit sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp tốt nhất. Một số người chủ động liên lạc với hệ thống để nộp hồ sơ, FE cũng đưa ra nhiều chính sách gia hạn.
Một trường hợp khác là người vay cố tình không trả, trường hợp này người cố tình không trả sẽ phải đối mặt với nhiều chế tài từ FE Credit , một vấn đề chắc chắn sẽ xảy ra là người vay bị nợ khó đòi thì người này sẽ không vay được tiền từ các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng khác và những người cố tình không thanh toán có thể bị kiện ra tòa. Nếu khoản vay kéo dài hơn 7 tháng, thì có thể bị phạt tù.
Các biện pháp đòi nợ của Fe Credit khi khách hàng bùng tiền vay hiện nay
Các hình thức đòi nợ của Fe Credit sẽ được mình giới thiệu sau đây. Bạn đọc tham khảo để biết được những cách thức này nhé.
Gọi điện thoại làm phiền!
Đầu tiên Fe Credit sẽ gọi điện mỗi ngày để đòi lại khoản nợ. Nếu khách hàng tắt máy thì sẽ gọi sang số điện thoại của người thân. Dùng những lời lẽ thô tục, phỉ báng danh dự sẽ được tuôn ra.
Đăng thông tin người vay lên mạng xã hội
Ảnh của người vay sẽ được ghép với những hình ảnh thô tục nhằm mục đích bôi nhọ danh dự của con nợ.
Tất cả các trang Facebook của bạn bè sẽ có những bình luận này. Từ đó dẫn tới tình trạng ức chế và bắt buộc phải trả tiền để dứt điểm tình trạng đấy.
Chuyển hồ sơ sang công ty đòi nợ thuê
Sau khi đã dùng biện pháp nhắc nhở mà khách hàng vẫn cố tình không trả. Fe Credit sẽ bán hồ sơ nợ xấu sang cho công ty đòi nợ thuê.
Đưa ra tòa giải quyết
Cuối cùng nếu vẫn không đòi nợ được thì tất nhiên bạn sẽ bị đưa ra toàn và khởi kiện rồi. Những trường hợp này thường ít khi xảy ra vì bản thân Fe Credit cũng đang thu lãi suất trái với quy định của nhà nước.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nợ xấu FE có bị đi tù không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nợ xấu FE có bị đi tù không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về tạm ngừng kinh doanh nhanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự theo quy định pháp luật 2022
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên di chuyển thế nào?
- Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Để tránh rơi vào nợ xấu không đáng có, cần lưu ý sau:
Trả nợ đúng thời hạn quy định: Sử dụng các ứng dụng quản lý và tra cứu khoản vay / thẻ tín dụng nhanh – gọn như FE CREDIT Mobile (bit.ly/fecmobile), sẽ giúp bạn thanh toán khoản vay / nợ thẻ tín dụng trực tuyến dễ dàng hơn và đặt lịch hẹn để trả nợ được đúng ngày.
Không vay tiêu dùng nhiều nơi: Hạn chế việc quên các khoản vay gây ra nợ xấu.
TUYỆT ĐỐI không chia sẻ những thông tin cá nhân và mã OTP trên trên điện thoại cho bất kỳ ai: Tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng dùng những thông tin đó của bạn đi vay nợ.
Đảm bảo nợ cần trả hàng tháng không được quá 50% thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp hộ khẩu gia đình có người bị nợ xấu thì việc xem xét cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn và khả năng hồ sơ vay của bạn sẽ bị từ chối là cao.
Trong trường hợp vay thế chấp – hình thức mà người vay mang tài sản ra thế chấp với ngân hàng, để ngân hàng xét duyệt khoản vay cũng gặp nhiều thủ tục khó khăn do phải chứng minh tài sản.
Theo quy định, nếu tài sản đảm bảo thuộc quyền quản lý cá nhân bạn hoặc vợ/chồng mà trước đó không tồn tại nợ xấu thì vẫn có thể xét duyệt hồ sơ vay thế chấp. Tuy nhiên nếu trong hộ khẩu có người thân của bạn là bố hoặc mẹ có lịch sử tín dụng có nợ xấu thì khả năng hồ sơ vay của bạn sẽ bị từ chối.
Đối với trường hợp vay tín chấp – hình thức vay vốn không cần thế chấp hoặc chứng minh thu nhập thì việc hộ khẩu có người thân bị nợ xấu thì ngân hàng sẽ không phê duyệt. Hồ sơ sẽ bị từ chối do không đáp ứng nhu cầu về khả năng chi trả.
Bạn có thể nhận biết qua những cách sau:
– Bên cho vay cảnh báo
– Lịch sử tín dụng (CIC) ghi nhận nợ nhóm hai trở lên
– Nộp hồ sơ vay, mở thẻ tín dụng đều bị từ chối