Chào Luật sư, trước đây do con trai tôi bị bệnh nên tôi phải đi vay tiền chữa trị cho cháu. Lúc đó tôi đang cần tiền gấp nên có hỏi vay chị hàng xóm 30 triệu. Do là vay nhanh gọn nên lãi suất cũng cao. Vợ chồng tôi chỉ đi làm thuê nên hiện giờ vẫn chưa trả hết nợ. Tôi còn thiếu 15 triệu nữa. Tôi có xin cho vợ chồng tôi được trả dần mỗi tháng nhưng chị ta nhất quyết không chịu, bắt tôi phải trả trong một lần, nếu không sẽ kiện ra tòa. Hiện nay nợ số tiền bao nhiêu thì bị khởi kiện? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tư vấn cho luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Trường hợp người vay có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Điều 123 (Tội giết người); Điều 133 (Tội đe dọa giết người); Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (Tội cướp tài sản); Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản).
Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ.
Hiện pháp luật đã có những quy định gì để bảo vệ người cho vay?
Điều 463, 465, 466, 467, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về hợp đồng vay tài sản; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay; về việc sử dụng tài sản để điều chỉnh đối với hoạt động vay tài sản trong giao dịch dân sự.
Theo đó, người cho vay sẽ được pháp luật bảo vệ trong trường hợp thực hiện đúng quy định tại Bộ luật Dân sự với mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tóa án nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm.
Nợ số tiền bao nhiêu thì bị khởi kiện?
Theo Điều 175 Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đi tù rồi có phải trả nợ tiền vay nữa không?
Theo Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 thì các chủ thể là những công dân Việt Nam khi các công dân đó bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp quy định thì công dân đó sẽ bị tước một hoặc một số quyền công dân từ 01 – 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp các chủ thể là những người bị kết án được hưởng án treo.
Cụ thể ở đây công dân đó sẽ bị tước bao gồm các quyền: ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Bên cạnh đó thì trong giai đoạn hiện nay, pháp luật hiện hành cũng không có bất cứ một quy định nào về việc hạn chế các quyền và nghĩa vụ khác của công dân, bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ khi đi tù.
Không những thế thì tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, chủ thể là bên vay có nghĩa vụ nếu vay tài sản là tiền thì bên đi vay sẽ có trách nhiệm cần phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì bên đi vay sẽ có trách nhiệm phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
– Nếu bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nợ số tiền bao nhiêu thì bị khởi kiện?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tra mã số thuế cá nhân Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Khi nào việc vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật
- Quy định của pháp luật về phí bảo lãnh ngân hàng
- Giải đáp về tội đánh bạc theo quy định pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể là người đi tù cũng có thể ủy quyền cho người khác trả nợ thay. Căn cứ theo Điều 283 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi bên có nghĩa vụ được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ theo quy định pháp luật sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Căn cứ theo quy định thì thông thường đối với những khoản nợ có dư nợ từ 2 triệu trở lên là đã có thể lập hồ sơ để thực hiện việc khởi kiện.
Nhưng đối với các hợp đồng vay tiền có giá trị nhỏ thì ngân hàng rất ít khi khởi kiện ra toà. Mà thay vào đó thì ngân hàng thường sẽ áp dụng các biện pháp đòi nợ riêng và bên cạnh đó thì ngân hàng cũng có các cách trừng phạt như cho vào danh sách nợ xấu, cấm tham gia vay vốn tại ngân hàng.
Quy trình khởi kiện của ngân hàng trên thực tế thông thường thì sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:
– Bước 1: Ngân hàng có thể thông báo tới khách hàng lần cuối về khoản nợ
– Bước 2: Ngân hàng thực hiện xem xét hồ sơ và thu thập giấy tờ pháp lý về hợp đồng vay vốn.
– Bước 3: Ngân hàng sẽ gửi hồ sơ tới tòa án có thẩm quyền.
– Bước 4: Tòa án sẽ gửi lệnh triệu tập người cho vay.
– Bước 5: Tiến hành xử lý và phân xử, nếu khách hàng không có mặt thì họ sẽ tiến hành biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
– Bước 6: Nếu như trong trường hợp hai bên là khách hàng và ngân hàng thỏa thuận được. Ngân hàng sẽ cho phép tự hòa giải.
– Bước 7: Khách hàng có nghĩa vụ cần phải thanh toán đầy đủ số tiền gốc, lãi, phạt. Trong trường hợp mà khách hàng cố tình không trả thì sẽ bị phạt tù theo đúng quy định.