Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, từ ngày 01/8/2020, các xe kinh doanh vận tải đăng ký mới được cấp biển số màu vàng. Xe đang kinh doanh vận tải trước ngày 01/8/2020 cũng phải đổi sang biển số nền màu vàng trước ngày 31/12/2021. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định thế nào là xe kinh doanh vận tải không hề dễ dàng, những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm. Nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là xe kinh doanh vận tải?
Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay, xe kinh doanh dịch vụ vận tải được đăng ký và cấp phù hiệu. Rõ ràng nhất là việc trên giấy chứng nhận kiểm định cũng được tích vào phần kinh doanh vận tải.
Như vậy, việc xác định xe kinh doanh vận tải hay không hiện nay có thể xác định dựa trên các yếu tố sau:
– Hoạt động vận tải của xe có nhằm đem lại lợi nhuận hay không?
– Đơn vị có xe có tham gia điều hành, lái xe hay quyết định giá cước không?
– Đăng kiểm của xe có xác định là xe kinh doanh vận tải không?
Theo Nghị định số 10/2020, có các loại hình xe kinh doanh vận tải sau:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.
Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?
Việc sử dụng ôtô để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm sinh lợi đều thuộc phạm vi của xe kinh doanh, bất kể tần suất hoạt động ít hay nhiều đều nằm trong phạm vi phải đăng ký kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Bên cạnh đó, điều kiện sử dụng ôtô vào mục đích kinh doanh vận tải đã được quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Xe kinh doanh vận tải phải đổi biển vàng trước ngày 31/12/2021.
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đang hoạt động kinh doanh vận tải phải thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021.
“2. Xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen trước ngày 31/12/2021.”
Quy định này áp dụng cho tất cả xe hoạt động kinh doanh vận tải trong đó có xe ô tổ chở hàng hóa. Và nếu việc chở hàng hóa bằng xe ô tô nhằm mục đích sinh lời (tức kinh doanh vận tải) thì phải đổi biển vàng theo quy định này.
Từ ngày 31/12/2021, tất cả các xe kinh doanh không đổi sang biển số vàng sẽ vi phạm lỗi “không thực hiện đúng quy định về biển số” quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Từ những quy định trên cho thấy xe bạn là xe vận tải chở hàng hóa cụ thể là phân phối bánh kẹo sẽ thuộc một trong các trường hợp xe kinh doanh vận tải phải thay đổi biển số xe màu vàng trường hợp xe của bạn là xe Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ thì vẫn phải đổi biển số thành biển số màu vàng theo quy định.
Mức phạt đối với xe kinh doanh vận tải không thực hiện đúng quy định về biển số
Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trong trường hợp xe kinh doanh vận tải không thực hiện đúng quy định về biển số như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Thủ tục đổi biển vàng đối với xe kinh doanh vận tải.
Nơi cấp đổi biển số vàng:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA, nơi cấp đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải gồm:
– Phòng CSGT.
– Phòng CSGT đường bộ – đường sắt.
– Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy trình đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA thì chủ xe khi đi đổi sang biển số vàng cần mang theo các loại giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký xe;
– Giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe);
– Biển số xe;
– Xuất trình giấy tờ của chủ xe (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu/Hộ chiếu…).
Khi tiến hành thủ tục đổi biển số xe, chủ phương tiện không phải đem xe đến cơ quan Công an và cũng không phải cà số máy, số khung.
Mức thu lệ phí đổi biển vàng
Hiện hành, mức thu lệ phí được quy định tại Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC như sau:
– Đối với ô tô là 150.000 đồng/lần/xe cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số.
Riêng trường hợp xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao (trừ lý do di chuyển công tác hoặc di chuyển hộ khẩu) thì nộp lệ phí theo mức thu cấp mới tại khu vực di chuyển đến.
– Đối với Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc: 150.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Đối tượng được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục trích lục hộ khẩu online, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xe không kinh doanh vận tải được xác định là những xe ô tô có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như trực tiếp điều khiển phương tiện, lái xe để vận chuyển hàng hóa hoặc con người trên đường bộ nhưng không nhằm mục đích sinh lời.
Nếu cá nhân, tổ chức sử dụng xe ô tô không nhằm mục đích kinh doanh vận tải kiếm lợi nhuận thì sẽ không cần xin cấp phép kinh doanh vận tải, đồng nghĩa với việc không cần xin cấp phù hiệu xe ô tô.
Hồ sơ được nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.