Chào luật sư, hiện nay những quy định về việc quản lý đất đai được quy định như thế nào? Tôi và hàng xóm đang có tranh chấp ranh đất. Bên họ vi phạm quy định về đất đai khi mà lấn đất của nhà tôi. Chúng tôi cũng đã nhiều lần đề nghị bên đó thay đổi nhưng họ vẫn không sửa. Gia đình tôi còn định kiện bên đó ra tòa án để giải quyết cho xong luôn. Tranh chấp này cũng đã lâu mà họ không có ý định trả lại đất cho nhà tôi. Không biết hiện nay những vi phạm trong quản lý đất đai được quy định ra sao? Người vi phạm quản lý đất đai được xác định là có những hành vi nào? Vi phạm trong quản lý đất đai có bị xử phạt nặng hay không theo quy định? Mong Luật sư sẽ giải thích nội dung trên giúp tôi. Cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và quản lý đất đai là gì?
Hiện nay có nhiều hành vi vi phạm quy định về sử dụng và quản lý đất đai, Những vi phạm trong quản lý đất đai. Vậy như thế nào mới là hành vi phạm tội và những khái niệm này được quy định cụ thể được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc như sau:
Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và quản lý đất đai được quy định lần lượt tại các điều 228, 229 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
Theo đó:
Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai được hiểu là tội phạm có dấu hiệu hành vi lấn chiếm đất hoặc là chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về việc quản lý và sử dụng đất.
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được hiểu là tội phạm có dâu hiệu hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý Nhà nước về đất đai đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Khung hình phạt tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai thế nào?
Hiện nay để biết được khung hình phạt của tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, Những vi phạm trong quản lý đất đai chúng ta có thể tham khảo nội dung này theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Tội vi phạm quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?
Tội vi phạm quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Những vi phạm trong quản lý đất đai cũng được nhiều người quan tâm. Hãy tìm hiểu những quy định cũng như khung hình phạt, hình phạt chính và hình phạt bổ sung của tội này như sau:
Căn cứ theo Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015, quy định:
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
+ Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác;
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thế nào?
Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ, Những vi phạm trong quản lý đất đai sẽ áp dụng đối với những người có thẩm quyền. Chúng ta có thể tham khảo Theo Điều 96 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ gồm:
– Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
– Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.
– Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.
Những vi phạm trong quản lý đất đai xử lý thế nào?
Những vi phạm trong quản lý đất đai xử lý thế nào được nhiều người quan tâm đến. Thực tế cho thấy, các vi phạm trong quản lý đất đai xảy ra chủ yếu ở 03 nhóm vấn đề sau:
(1) Vi phạm trong công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. Tình trạng một thửa đất, một khu đất được thể hiện trên nhiều loại bản đồ, nhiều tờ bản đồ với thông tin về số thửa, diện tích, loại đất khác nhau là rất phổ biến.
(2) Vi phạm trong quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tình trạng có dự án thì điều chỉnh quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch để hợp pháp hóa việc thu hồi đất xảy ra tại một số địa phương.
(3) Vi phạm trong công tác đăng ký đất đai, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. Đây là nhóm vấn đề còn nhiều tồn tại, hạn chế và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khiếu kiện nhiều và ngày càng tăng.
Các khiếu kiện liên quan đến đất đai tập trung chủ yếu ở khiếu kiện về thu hồi, bồi thường; đăng ký, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổng hợp các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ
Tổng hợp các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ được nhiều bạn đọc thắc mắc. Có thể tham khảo Các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai theo Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
– Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:
+ Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
+ Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
– Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
+ Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;
+ Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;
+ Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm các hành vi sau:
+ Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 Luật Đất đai; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
+ Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
+ Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;
+ Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi sau:
+ Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng;
+ Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai.
– Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau:
+ Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích;
+ Sử dụng đất sai mục đích;
+ Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.
Khởi tố vi phạm quy định về quản lý đất đai như thế nào?
Việc khởi tố vi phạ quy định về quản lý đất đai được tiến hành khi có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm: chủ quan, khách quan, chủ thể và khách thể. Hãy tìm hiểu các yếu tố chủ thể, chủ quan, khách quan, khách thể của tội này như sau:
Khách thể của tội phạm:
- Là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai về việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Dấu hiệu hành vi khách quan:
- Do đặc điểm về chủ thể của tội phạm này, nên người phạm tội này là người lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật…
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã vượt quá quyền hạn được giao để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền giao 1 ha đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, nhưng đã giao quá 1 ha đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khách quan của tội phạm
Vi phạm các quy định về quản lý đất đai là hành vi lợi dụng hoặc làm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tranh chấp đất đai đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Những vi phạm trong quản lý đất đai được quy định ra sao?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hồ sơ mua nhà ở xã hội 2023 gồm đầy đủ những giấy tờ gì?
- Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất năm 2023
- Theo pháp luật 2023 việc xin giấy chứng nhận độc thân ở đâu
Câu hỏi thường gặp
– Giao đất trái thẩm quyền quy định;
– Thu hồi đất đai trái luật: Thu hồi đất đã giao cho người dân thuê, nhưng khi chưa hết thời hạn thuê đã thu hồi mà không tuân thủ quy định của Luật Đất đai;…
– Cho thuê đất trái pháp luật: Cho thuê đất không đúng đối tượng, mục đích…
– Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật: Cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật…
Phạt tù từ 05 – 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Đất trồng lúa có diện tích 70.000 m2 trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 m2 trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 m2 trở lên;
+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 07 tỷ đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15 tỷ đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10 – 150 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Ý thức chấp hành pháp luật của một số ít người dân còn hạn chế, cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm thường không được triệt để và khó thực hiện, do đối tượng vi phạm không tự giác thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Công tác kiểm tra, xử lý, ngăn chặn vi phạm tại một số địa bàn chưa được kịp thời.