Khi hàng hóa nhập khẩu bị thiệt hại, Nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế được giảm một khoản tiền thuế; trong số thuế đáng ra phải nộp cho hàng hóa nhập khẩu. Vậy cụ thể những trường hợp nào được giảm thuế nhập khẩu? Thủ tục giảm thuế nhập khẩu được thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- Nghị định 18/2021/NĐ-CP
- Nghị định 134/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Những trường hợp nào được giảm thuế nhập khẩu?
Giảm thuế nhập khẩu là việc Nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế được giảm một khoản tiền thuế; trong số thuế đáng ra phải nộp cho hàng hóa nhập khẩu.
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định các trường hợp được giảm thuế nhập khẩu; như sau: Hàng hóa nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng; mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận; thì được giảm thuế.
Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được giảm thuế; bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế. Để được giảm thuế, thì người nộp thuế cần thực hiện các thủ tục giảm thuế nhập khẩu theo quy định.
Thủ tục giảm thuế nhập khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị giảm thuế nhâp khẩu
Căn cứ khoản 16 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP; quy định hồ sơ đề nghị giảm thuế nhập khẩu gồm các giấy tờ sau:
+ Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế: 01 bản chính
Công văn này sẽ gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Công văn có đầy đủ các thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa; hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
+ Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có); trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp;
+ Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại: 01 bản chính
Cụ thể là biên bản xác nhận của một trong các cơ quan sau: Biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy. Văn bản xác nhận của một trong các cơ quan; tổ chức có liên quan sau: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu.
+ Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát; hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị giảm thuế nhập khẩu
Căn cứ Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP; quy định như sau: Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan; tại thời điểm làm thủ tục hải quan; hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc; kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan; người nộp thuế nộp đủ hồ sơ theo quy định; Chi cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra điều kiện giảm thuế; và thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ; Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập hồ sơ; kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và quyết định giảm thuế; hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ; cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế; thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế; và thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về những trường hợp được giảm thuế nhập khẩu và thủ tục đề nghị giảm thuế hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa; hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước; hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại; theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Người nộp thuế nhập khẩu là:
+ Chủ hàng hóa nhập khẩu.
+ Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu.
+ Người nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu.
+ Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế.
+ Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới; nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng; mà đem bán tại thị trường trong nước; và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
+ Người có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế; nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.