Công đoàn Việt Nam là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật của Việt Nam, với mục tiêu chính là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Công đoàn thực hiện nhiều hoạt động chủ yếu nhằm đảm bảo các quyền cơ bản và điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động. Để duy trì hoạt động của công đoàn và thực hiện những hoạt động trên, cần có nguồn kinh phí. Nguồn kinh phí này đến từ các khoản phí đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Vậy những trường hợp không phải đóng kinh phí công đoàn năm 2023? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
- Luật công đoàn 2012
- Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020
Tham gia Công đoàn cần đáp ứng điều kiện nào?
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
Căn cứ theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về đối đượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam như sau:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam
1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, để tham gia Công đoàn cần đáp ứng các điều kiện như sau:
– Là người Việt Nam.
– Làm hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam
– Hoặc lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng
– Tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức của công đoàn, đóng đoàn phí đầy đủ.
Người lao động có bắt buộc phải tham gia Công đoàn?
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, có mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Đối với công đoàn, các hoạt động chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng: tuyên truyền, tổ chức các hoạt động và đại diện ra bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Theo quy định khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Công đoàn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…..
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 171 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Công đoàn cơ sở như:
Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.
Bên cạnh đó, tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cụ thể như dưới đây.
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
……..
Thông qua các căn cứ trên, trong lĩnh vực lao động, công đoàn là tổ chức đại diện người lao động được thành lập dưới hình thức công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, luật có quy định, người lao động có quyền gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định pháp luật. Chính vì thế, người lao động không bắt buộc tham gia Công đoàn. Họ được quyền lựa chọn, tình nguyện gia nhập Công đoàn tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị.
Những trường hợp không phải đóng kinh phí công đoàn năm 2023
Để duy trì hoạt động của công đoàn và thực hiện những hoạt động của công đoàn, cần có nguồn kinh phí. Nguồn kinh phí này đến từ các khoản phí đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Thường thì người lao động sẽ đóng một phần nhỏ từ tiền lương hàng tháng của họ để đóng góp cho hoạt động của công đoàn. Trong khi đó, người sử dụng lao động cũng cần đóng một khoản phí nhất định để đảm bảo công đoàn có đủ tài chính để thực hiện công tác đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Vậy những trường hợp không phải đóng kinh phí công đoàn?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn như sau:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
…….
Ngoài ra theo khoản 6 Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về đoàn phí như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
……
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Như vậy, người lao động không phải đóng phí công đoàn khi thuộc các trường hợp như sau:
– Người lao động không tham gia công đoàn (không phải đoàn viên công đoàn).
– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng phí công đoàn.
– Đoàn viên không có việc làm, không có thu nhập.
– Đoàn viên nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Những trường hợp không phải đóng kinh phí công đoàn năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trong hoạt động của đơn vị mình. Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các mục đích sau:
– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.
– Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.
– Quản lý và phát triển công đoàn.
Khi tham gia công đoàn, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
– Được bảo vệ quyền lợi cá nhân hợp pháp, chính đáng khi bị vi phạm bởi công đoàn.
– Được phản ánh tâm tư, nguyện vọng với công đoàn để được giúp đỡ giải quyết.
– Được học tập, truyền đạt những hiểu biết về lợi ích chính đáng của mọi công dân.
– Được tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn tổ chức gắn liền với quyền lợi và đời sống của mình.
– Được tham gia xây dựng, cho ý kiến, thông qua hoặc không thông qua các nội quy, quy chế có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tập thể người lao động (như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế thưởng, thang bảng lương).
– Được cho ý kiến, tham gia tổ chức, lãnh đạo về việc đình công tại doanh nghiệp.
– Nếu tích cực, công dân ưu tú được công đoàn giới thiệu để tổ chức cơ sở Đảng xem xét, kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan Đảng (nếu là Đảng viên) của nhà nước và các đoàn thể.