Vì đất là một tài sản có gia trị cao, chính vì vậy người mua đất cần phải lưu ý khi mua đất phải mua đất có thể sang tên để tránh các rủi ro pháp lý về sau. Có rất nhiều trường hợp đã mua đất nhưng không tên sang tên được vì nhiều lí do khác nhau. Do đó, người mua đất cần phải nắm được những trường hợp đất không sang tên được để tránh mua phải mảnh đất đó. Vậy, Những trường hợp Đất không sang tên được theo quy định hiện nay. Hãy tìm hiểu vấn đề này cùng Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện được sang tên sổ đỏ
Để đất có thể được sang tên sổ đỏ thì chủ thể cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“ Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Khi đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu trên thì chủ thể có thể sang tên sổ đỏ. Tuy nhiên nếu bên nhận không đáp ứng được các yêu cầu thì việc sang tên sổ đỏ không thể diễn ra.
Những trường hợp Đất không sang tên được
Khi người sử dụng đất là người bán hoặc người tặng cho đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 nhưng người mua, người nhận tặng cho thuộc đối tượng không được phép mua, nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì không sang tên được Sổ đỏ. Hay nói cách khác đây là những trường hợp bị cấm sang tên. Tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.“
Như vậy, cả người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng phải đồng thời đáp ứng điều kiện là:
– Người sang tên phải đáp ứng được những điều kiện tại Điều 188.
– Người được sang tên không thuộc những trường hợp không được sang tên.
Chỉ cần một trong 2 điều kiện trên không thỏa mãn thì đất không sang tên được.
Ký hợp đồng mua bán nhưng không sang tên Sổ đỏ có bị phạt không?
Căn cứ Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định về việc Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“…4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
….
i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế…”
Theo Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt với hành vi không đăng ký đất đai như sau:
“…2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.”
Như vậy, người mua đất phải sang tên trong vòng 30 ngày, nếu mua đất nhưng không sang tên có thể bị xử phạt đến 5 triệu đồng ở khu vực nông thôn. Mức xử phạt tại khu vực đô thị bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn (cao nhất là 10 triệu đồng/lần vi phạm). Mức xử phạt trên áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân (mức phạt của tổ chức sẽ gấp đôi; nếu tổ chức tại khu vực đô thị mà vi phạm có thể bị xử phạt tới 20 triệu đồng). Ngoài mức phạt tiền trên, thì người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Những trường hợp Đất không sang tên được theo quy định 2022” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn về giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ để vay ngân hàng năm 2022
- Sang tên sổ đỏ khi không tìm được chủ cũ
- Thủ tục sang tên sổ đỏ theo thừa kế mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì người bị xử phạt là bên nhận chuyển nhượng (người mua).
Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”.
Như vậy, người sử dụng đất muốn thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì phải hoàn tất việc sang tên sổ đỏ. Và chỉ khi nào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình mới được chuyển nhượng cho người khác.
Tuy nhiên, trong Luật đất đai và Bộ Luật Dân sự vẫn quy định một vài trường hợp được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa sang tên sổ đỏ như:
– Xử lý tài sản thế chấp và bên nhận thế chấp được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đứng tên bên thế chấp.
– Người nhận thừa kế là người nước ngoài.
– Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 1/07/2014 nhưng chưa sang tên sổ đỏ.
Tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 có quy định các loại hợp đồng liên quan đến chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Điều này chứng tỏ việc công chứng không làm phát sinh hiệu lực hợp đồng. Cho nên trong trường hợp đã công chứng hợp đồng liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhưng lại không muốn giao dịch nữa thì vẫn có thể lấy lại phần tài sản có liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên việc lấy lại lấy lại tài sản có liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải có sự thông báo; thoả thuận lại với bên trước đó đã giao dịch.
Tuy nhiên sau khi lấy lại tài sản có liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cần thực hiện các thủ tục khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên cạnh đó trong một số trường hợp hành vi này gây thiệt hại cho người giao dịch thì bạn cần thương lượng lại để bồi thường để tránh kiện tụng không đáng có sau này.