Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước thì các nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, đường xá giao thông, phục vụ sinh hoạt ngày của người dân… thì Nhà nước cần phải thu hồi đất điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến một bộ phận người dân đang sử dụng đất. Khi nhà nước tiến hành thu hồi đất của người dân sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ tái định cho người dân tiếp tục ổn định đời sống. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn xuất hiện nhiều bất cập và hạn chế trong chính sách này. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ” Những tồn tại bất cập lớn nhất trong chính sách tái định cư hiện nay” mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay tôi thấy có rất nhiều người dân đang nằm trong diện bị thu hồi đất và được Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên tôi thấy trên thực tế thì việc thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư gặp phải rất nhiều khó khăn. Vậy thì những tồn tại bất cập lớn nhất trong chính sách tái định cư hiện nay là gì ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Tái định cư là gì?
Tái định cư là hình thức hỗ trợ về đời sống của Nhà nước khi thực hiện chính sách thu hồi đất của người dân. Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và quỹ đất hiện có của Nhà nước, người dân sẽ được bồi thường số lượng suất tái định cư phù hợp.
Hỗ trợ tái định cư chỉ áp dụng với những cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất và phải chuyển đi nơi khác để sinh sống.
Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ tái định cư
Chính sách hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở theo quy định tại (điểm c khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013).
Các trường hợp được hỗ trợ tái định cư theo quy định tại (Điều 79 Luật đất đai 2013) và (Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) như sau:
+, Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi
+, Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
Những tồn tại bất cập lớn nhất trong chính sách tái định cư hiện nay
Trong những năm qua, với sự cố gắng của các bên có liên quan, công tác này đã được đẩy mạnh thực hiện một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển, kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vấn đề tái định cư còn xuất hiện một số bất cập tồn tại như:
Trong tái định cư đô thị
Trong đô thị, tái định cư là hậu quả của việc các cấp chính quyền thu hồi đất cho các dự án xây dựng công trình sự nghiệp công, khu đô thị mới, khu nhà ở, cầu đường và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, siêu thị… và ngay cả cho dự án tái định cư. Các đô thị lớn phát triển nhanh đều phải bố trí tái định cư số lượng lớn, chẳng hạn Hà Nội dự kiến đến năm 2015 cần tái định cư 2,5 vạn hộ, tức là cho gần 10 vạn dân.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện dự án tái định cư lại chỉ chú trọng đến nhà ở mà lơ là chỗ ở thích hợp, được Nghị trình Habitat của Liên hợp quốc năm 1996 nhấn mạnh là “có nghĩa nhiều hơn một mái nhà trên đầu mỗi người”. Ngoài nhà ở an toàn, phù hợp lối sống quen thuộc, còn phải có các dịch vụ cơ bản, dễ đi lại và mưu sinh. Họ lại càng không để ý đến các yêu cầu khác của việc định cư , như bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, an ninh, hòa thuận, ứng phó thiên tai.
Các bất cập trong tái định cư đô thị không chỉ là các tranh chấp về chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư mà còn là:
– Chung cư tái định cư có chất lượng thấp.
– Việc sử dụng chung cư tái định cư bị buông lỏng quản lý.
– Khu tái định cư thiếu hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và hạ tầng xã hội như chợ, trường học.
– Các khu tái định cư thường ở ven nội, thậm chí ra cả ngoại thành để có đất rẻ, khiến người đến ở bị tách xa địa bàn mưu sinh sống trong mô hình nhà ở “công nghiệp” không gắn với phương thức kiếm sống quen thuộc nên vẫn còn tình trạng người dân rời bỏ khu tái định cư, dẫn đến hoang hóa lãng phí nguồn sinh lực đầu tư.
Trong tái định cư nông thôn và miền núi.
Tái định cư nông thôn và miền núi được thực hiện khi thu hồi đất cho các dự án hạ tầng cấp quốc gia cũng như cấp địa phương như cầu, đường, cảng, sân bay, đặc biệt là các công trình hồ chứa nước cho thủy lợi, thủy điện; bảo vệ và phát triển rừng; khu công nghiệp; khu dân cư nông thôn mới; bệnh viện, trường học, chợ, nghĩa địa, công trình tôn giáo… Với các dự án thủy điện thì số người chịu ảnh hưởng trực tiếp là rất lớn, đến nay đã gần 40 vạn người (riêng cho thủy điện Sơn La gần 10 vạn người), nên các hộ tái định cư được chuyển đến khu nhà tái định cư được xây sẵn có kèm theo đất sản xuất.
Các bất cập thường xảy ra trong các dự án tái định cư ở miền núi như vậy, bao gồm:
– Quy hoạch chi tiết các khu tái định cư được lập, thẩm định, phê duyệt rất chậm; công tác điều tra có nhiều sai sót, có nơi tính khả thi không cao (như thiếu nguồn nước, thiếu đất sản xuất); việc tính toán bồi thường thiếu thỏa đáng. Điều này thể hiện ở các số liệu chỉ báo quy hoạch chưa cập nhật đầy đủ và chính xác tình hình thực tế của các dự án tái định cư dẫn đến dự án phải bổ sung kéo dài, phát sinh nhiều về thời gian và tài chính, xây dựng xong vẫn không hoàn chỉnh.
– Các nhà ở được bố trí tập trung như khu đô thị, vừa không phù hợp thói quen sinh sống của người dân vừa xa nơi sản xuất; Quy hoạch chưa tính các yếu tố đặc điểm quần cư đặc thù, đặc biệt với các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và văn hóa truyền thống đặc trưng riêng.
Các không gian sống, không gian khách quan khu tái định cư quy hoạch kiểu rập khuôn dẫn đến tình trạng khu tái định cư nông thôn, miền núi nhác giống với nhà phố vùng đồng bằng hay thiếu hẳn các không gian công cộng phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng truyền thống như nhà Rông cho đồng bào Tây Nguyên, đình chùa, nhà thờ cho người dân theo đạo. Thậm chí một số còn rất thiếu các công trình hạ tầng thiết yếu như trường học, bệnh viện, trạm y tế do thiếu trong quy hoạch hoặc đã có trong quy hoạch nhưng chưa được đầu tư xây dựng.
– Việc sản xuất tại nơi ở mới thiếu tổ chức, hướng dẫn, hoặc nếu có thì làm lấy lệ. Nhiều nơi dân nghèo hơn sau tái định cư. Đây là việc tái định cư thiếu lồng ghép nội dung chuẩn bị phương kế sinh sống cho người dân. Người dân chỉ được quy hoạch chỗ ở, thiếu đất sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoặc có đất sản xuất nhưng ở rất xa nơi định canh định cư, hệ thống giao thông đi lại để sản xuất tiêu thụ, trao đổi hàng sản xuất ra cũng không đồng bộ, mất nhiều thời gian đi lại.
Các khoản hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất, sẽ bồi hỗ trợ người dân một số khoản hỗ trợ tái định cư như:
Tiền tạm cư
Khi thu hồi đất của người dân, nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.
- Nếu người có đất bị thu hồi tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ubnd cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Hỗ trợ ổn định đời sống
Việc hỗ trợ ổn định đời sống thực hiện theo quy định sau tại (Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) như sau:
– Thu hồi đất nông nghiệp từ 30% đến 70% đang sử dụng thì được hỗ trợ thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 1 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về thanh tra đất đai hiện nay
- Quy trình giao đất tái định cư hiện nay như thế nào?
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là bao lâu?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung tư vấn về “Những tồn tại bất cập lớn nhất trong chính sách tái định cư hiện nay“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về bồi thường thu hồi đất, Đơn xin tái định cư tại chỗ, Thủ tục xin cấp đất tái định cư, Làm sổ đỏ, khung giá đền bù đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tra cứu chỉ giới xây dựng, mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất đai, giá đất đền bù giải tỏa, tranh chấp thừa kế đất đai…của Luật sư X, mời quý bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở, trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền.
Trừ những địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
Như vậy, những trường hợp này chủ yếu sẽ được Nhà nước bồi thường bằng tiền.
Đất tái định cư là loại đất hoàn toàn có thể chuyển nhượng được như những loại đất bình thường khác.
Đất tại định cư thuộc dạng đất ở có thể là đất ở nông thôn hoặc đất ở đô thị. Cho nên chỉ cần thoả những điều kiện có thể chuyển nhượng đất đai; thì đất tái định cư có thể bán được.
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng khi có các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.