Luật Xử lý vi phạm hành chính không đưa ra định nghĩa về tình tiết giảm nhẹ nhưng dựa vào quy định pháp luật có thể hiểu những tình tiết giảm nhẹ chính là những sự việc nhỏ, những tình tiết nhỏ thể hiện của nó có ý nghĩa trong việc làm giảm mức độ nguy hiểm của xxa hội, thể hiện thái độ, sửa chữa lỗi làm của người vi phạm đó. Vậy những tình tiết giảm nhẹ khác trong xử phạt hành chính là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020
Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Theo Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) quy định như sau:
– Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt hành chính.
Theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), những tình tiết sau đây được xem là tình tiết giảm nhẹ:
– Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
– Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
– Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
– Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
– Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
– Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
– Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Những tình tiết giảm nhẹ khác trong xử phạt hành chính là gì?
Trong các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì có quy về những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định. Những vấn đề cần nắm rõ về quy định này bao gồm:
– Đây là một trong những quy định mở trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ vào xử lý vi phạm hành chính.
– Phân tích quy định tại Điều 9 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có thể thấy danh sách các tình tiết giảm nhẹ không phải là danh sách đóng mà có thể được mở rộng, bổ sung thêm bởi ngoài các tình tiết giảm nhẹ do Quốc hội quy định được liệt kê một cách cụ thể từ khoản 1 đến khoản 7, điều luật còn quy định theo hướng mở tại khoản 8 khi cho phép Chính phủ quy định thêm các tình tiết giảm nhẹ khác. Hiện nay, Chính phủ chưa quy định về các tình tiết giảm nhẹ khác theo như quy định này.
Như vậy, sự mở rộng, bổ sung này phụ thuộc vào quyền quyết định của Chính phủ. Quy định này là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ trong việc chủ động xây dựng và lựa chọn các tình tiết giảm nhẹ phù hợp với sự đa dạng của các vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực khác nhau theo hướng có lợi cho người vi phạm. Đây cũng là đặc điểm khác biệt giữa tình tiết giảm nhẹ với các tình tiết tăng nặng bởi danh sách tình tiết tăng nặng là danh sách đóng và chỉ thuộc thẩm quyền quy định của Quốc hội
Cần lưu ý rằng, chỉ riêng Chính phủ mới có quyền này, ngoài ra các chủ thể có thẩm quyền quản lý khác không được quyền quy định thêm các tình tiết giảm nhẹ. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý vì Quốc hội không phải là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động hành chính mà quan hệ phát sinh trong hoạt động hành chính xảy ra đa dạng nên cần phải đa dạng hóa các hình thức xử phạt. Đồng thời, Chính phủ – với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất lãnh đạo hoạt động hành chính từ trung ương đến địa phương, có quyền ban hành các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Việc giao cho Chính phủ được mở rộng thêm các căn cứ là tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính giúp người có thẩm quyền xử lý một cách hợp tình, hợp lý đối với sự đa dạng của tình huống và chủ thể vi phạm hành chính, đề cao tính dân chủ trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, các cơ quan soạn thảo hầu như chỉ chú trọng đến việc quy định hành vi, mức phạt mà chưa quan tâm đến các quy định khác mang tính đặc thù trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng xử phạt hành chính áp dụng thế nào?
Theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) , tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng xử phạt hành chính được áp dụng như sau:
– Đối với phạt cảnh cáo (hình thức phạt chính):
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
– Đối với phạt tiền (hình thức phạt chính):
+ Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó;
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt;
+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
– Đối với phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (hình thức phạt bổ sung hoặc hình thức phạt chính):
+ Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó;
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ;
+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn tình tiết giảm nhẹ người có công với cách mạng như thế nào?
- Tình tiết giảm nhẹ gia đình có công với cách mạng được quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những tình tiết giảm nhẹ khác trong xử phạt hành chính là gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, thủ tục đăng ký bảo hộ logo công ty, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
+ Trục xuất.
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Câu trả lời là Có. Đây là một trong những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020)