Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Bên cạnh đó có câu hỏi: Những người như thế nào thì có thể được xét để kết nạp vào đảng? Luật sư X mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu quy định pháp luật về nội dung nêu trên
Căn cứ pháp lý
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011
Những người như thế nào thì có thể được xét để kết nạp vào đảng?
Theo quy định tại Điều 1 – Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì:
“ Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng.”
Quy định tại Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung Ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng như sau:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Nếu những người thân (ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) có ghi: người xin vào Đảng phải có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Những người như thế nào thì có thể được xét để kết nạp vào đảng liên hệ bản thân
Để có thể được đứng vào hàng ngũ đảng viên bản thân cần có những định hướng để phấn đấu:
+ Để phấn đấu trở thành đảng viên, bản thân luôn phải nâng cao năng lực, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Đối với một sinh viên như tôi – còn ngồi trên ghê nhà trường, thì nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất luôn là việc học. Cần phấn đấu học tập thật tốt, hoạt động ngoại khóa hăng say và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần tham gia các hoạt động do Đoàn trường vận động như tình nguyện, khuyên góp giúp đỡ những vùng gặp khó khăn.
+ Để trở thành một đảng viên, cần xác định bản thân phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Kiên định với mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, trong bất cứ tình huống khó khăn nào cũng không được rao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Đồng thời, rèn luyện cho mình tinh thần độc lập, sáng tạo. Bản thân cố gắng học tập, nắm vững lý luận Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng. Rèn luyện bản thân qua thực tế hoạt động chính trị, xã hội. Bên cạnh đó trau dồi đạo đức cách mạng, đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách mạng cần phải tu dưỡng rèn luyện suốt đời, bởi vậy bản thân cần củng cố hàng ngày để có được phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng.
+ Truyền thống quý báu của Đảng cộng sản Việt Nam là sự gắn bó mật thiết, máu thịt với nhân dân. Để phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng, bản thân cần hiểu rằng mình phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội. Đối với tôi, đó chính là tập thể lớp học, là trường đại học của mình. Tôi cũng tham gia những hoạt động đoàn thể và công tác xã hội…
Những trường hợp không được kết nạp Đảng?
Ngoài việc giải đáp thắc mắc những người như thế nào thì có thể được xét để kết nạp Đảng? chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ đến Quý độc giả về những trường hợp không được kết nạp Đảng dưới đây.
Theo quy định của Bộ Chính trị thì lịch sử chính trị người thân của người vào Đảng chỉ xem xét từ đời cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; ngoài ra, xem xét đên cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng chỉ trong trường hợp:
+ Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
+ Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy ban chấp hành, ủy ban thư ký hoặc tương đương trong các Đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những người như thế nào thì có thể được xét để kết nạp vào đảng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
….
Hình phạt nặng nhất cho hành vi này lên đến khai trừ khỏi Đảng
Có thể thấy; sinh hoạt Đảng, đóng Đảng phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người Đảng viên. Điều 8 Điều lệ Đảng khẳng định; khi Đảng viên bỏ sinh hoạt; hoặc không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; thì có thể bị xem xét xóa tên trong danh sách Đảng viên.
Ngoài ra, khi tham gia tổ chức Đảng thì việc thực hiện, giữ gìn kỷ luật, đoàn kết thống nhất cũng là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của Đảng viên.