Nếu như một bộ người Việt Nam đang quan tâm đến vấn đề đăng ký giấy phép mạng xã hội. Thì không ít người nước ngoài đang quan tấm đến giấy phép lao động. Vậy những lý do gì khiến lao động nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lao động? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Bộ luật lao động 2019
Nghị định 152/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Giấy phép lao động là gì? Giấy phép lao động nước ngoài?
Giấy phép lao động hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.
Giấy phép lao động nước ngoài cần những thông tin gì?
Một giấy phép lao động theo đúng mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; gồm những thông tin của người lao động nước ngoài. Cụ thể:
– Ảnh chân dung: nền trắng; mặt chính diện; không đội mũ hay đeo kính màu;
– Họ và tên: Ghi chữ in hoa, đậm;
– Giới tính;
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Quốc tịch, số hộ chiếu;
– Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;
– Địa điểm làm việc;
– Vị trí công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
– Chức danh công việc;
– Thời hạn: làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;
– Tình trạng giấy phép: cấp mới, cấp lại, số lần cấp lại.
Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, có tới 9 lý do khiến người lao động nước ngoài tại thu hồi Giấy phép lao động tại Việt Nam, đó là:
1 – Giấy phép lao động hết thời hạn.
2 – Chấm dứt hợp đồng lao động.
3 – Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4 – Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5 – Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6 – Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7 – Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8 – Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
9 – Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Câu hỏi thường gặp:
Đối với trường hợp (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7):
Bước 1: Người sử dụng lao động thu hồi Giấy phép lao động của lao động nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Bước 3: Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi Giấy phép lao động.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Có sức khỏe phù hợp với công việc;
– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài;
– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động là:
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Việc xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động được căn cứ theo loại doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc.
Cở sở pháp lý: Điều 3 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.
Hotline: 0833.102.102.