Những lưu ý về quyền đình công của người lao động năm 2022 gồm những nội dung gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Những lưu ý về quyền đình công của người lao động
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Người lao động được đình công trong trường hợp nào?
Theo Điều 198 Bộ luật lao động năm 2019, các trường hợp mà người lao động được tổ chức đình công là:
- Có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động mà hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải là năm ngày làm việc mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
- Trong trường hợp hai bên đồng ý với kết quả hòa giải của hòa giải viên thì việc tranh chấp giữa giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được gửi đến Ban trọng tài lao động, nếu Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc trong trường hợp người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của ban trọng tài thì người lao động có thể tiến hành đình công.
Các trường hợp đình công bất hợp pháp bao gồm:
- Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật lao động 2019.
- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
- Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật lao động 2019.
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật lao động 2019.
Lưu ý: Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Trình tự thực hiện đình công
– Bước 1: Lấy ý kiến về đình công
Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
- Đồng ý hay không đồng ý đình công
- Phương án của tổ chức đại diện người lao động về cuộc đình công
– Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
Nội dung của quyết định đình công bao gồm những mục sau:
- Kết quả lấy ý kiến đình công;
- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
- Phạm vi tiến hành đình công;
- Yêu cầu của người lao động;
- Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
– Bước 3: Tiến hành đình công
Quyền lợi của người lao động khi tham gia đình công
Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật lao động 2019 có quyền sau đây:
- Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
Trong trường hợp đình công hợp pháp, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong đó có vấn đề về tiền lương đã được pháp luật lao động Việt Nam quy định rõ tại Điều 207 Bộ luật lao động năm 2019, về tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công quy định như sau:
- Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Pháp luật lao động không quy định rõ trong trường hợp đình công hợp pháp hay bất hợp pháp thì được trả lương mà chỉ quy định: “Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” (khoản 2 Điều 207 Bộ luật lao động năm 2019). Như vậy, có thể hiểu, trong trường hợp đình công hợp pháp thì người lao động không được trả lương và các quyền lợi lao động khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác bởi lẽ, hành động trực tiếp ngưng làm việc xuất phát từ ý chí đình công của người lao động. Đối với nhân viên không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì quá trình đình công thì sẽ được trả lương ngừng việc.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, giải thể công ty, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mục đích của đình công là nhằm đạt được yêu sách gắn với lợi ích của những người tham gia đình công. Về hình thức, yêu sách có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói; khẩu hiệu, thậm chí là yêu sách ngầm,…
Đa số yêu sách trong đình công hiện nay là nhưng yêu sách về quyền và lợi ích đang tranh chấp; mà những người đình công muốn có được sau khi tranh chấp,….
– Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo; ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
– Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
– Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công; hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác; đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
– Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
– Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.