Đa phần các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều sẽ bị phạt tiền, một số trường hợp còn bị xử phạt bổ sung. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những lỗi vi phạm sẽ không bị phạt tiền. Vậy những lỗi đó là lỗi gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn nội dung pháp luật liên quan tới những lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông.
Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông thì phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.
Lưu ý:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính nhưng có thể bị áp dụng một/nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Những lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền?
Như đã nêu ở trên thì ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông còn có thể bị xử phạt cảnh cáo.
Theo đó, cảnh cáo được áp dụng đối với:
– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; hoặc
– Mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi thực hiện.
Qua đây, có thể thấy, cảnh cáo là hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất, chủ yếu mang tính chất nhắc nhở, khiển trách nhằm mục đích giáo dục tránh tái phạm.
Căn cứ Nghị định 100/2019, các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ dưới đây có thể chỉ bị xử phạt cảnh cáo:
Trường hợp 1: Người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô/điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô (khoản 1 Điều 21).
Trường hợp 2: Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ (điểm a khoản 1 Điều 15).
Trường hợp 3: Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu (điểm b khoản 1 Điều 15).
Trường hợp 4: Thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định (khoản 1 Điều 13).
Nếu thực hiện một trong các hành vi nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính không lập biên bản. Quyết định xử phạt được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.
Đặc biệt, trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ/người giám hộ của người đó.
Những lỗi vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ xe?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
STT | Lỗi vi phạm | Căn cứ pháp lý tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
1 | Đối với người điều khiển xe ô tô | |
2 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | Điểm c Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 8; Khoản 10 Điều 5 |
3 | a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; | |
4 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | |
5 | a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; | |
6 | b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; | |
7 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; | |
8 | d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. | |
9 | Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định | Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16 |
10 | Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); | |
11 | Điều khiển xe có Giấy chứng nhận (GCN) hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) | |
12 | Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định | |
13 | Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật | |
14 | Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp | |
15 | Sử dụng GCN, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa; | |
16 | Điều khiển xe không có GCN hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). | |
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy | ||
1 | b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; | Điểm b, Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 8; Khoản 9 Điều 6 |
2 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | |
3 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | |
4 | a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; | |
5 | b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; | |
6 | c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; | |
7 | d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; | |
8 | e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; | |
9 | g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; | |
10 | h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; | |
11 | i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. | Khoản 3 Điều 17 |
12 | 9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. | |
Đối với vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới | ||
1 | Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô | Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21 |
2 | Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên | |
3 | Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng | |
4 | Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có một trong các hành vi:+ Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia | |
5 | Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô | |
6 | Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau:+ Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;+ Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia. |
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tế mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất
- Lãi suất tái cấp vốn là gì
- Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh 2020 mới nhất
- Bố mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có khai sinh cho con được không?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những lỗi vi phạm giao thông không bị phạt tiền”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, giấy phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đây là hình thức xử phạt bổ sung. Nghĩa là trước đó, người vi phạm đã bị áp dụng hình thức phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy vào mức độ