Nhà ở xã hội đang là sự quan tâm của nhiều người. Bởi nhà ở xã hội phù hợp với túi tiền của người dân có thu nhập không cao, nhưng vẫn có thể sở hữu một căn nhà tại thành phố. Nhưng vì tính đặc thù của nhà ở xã hội, do đó khi mua nhà ở xã hội cần chú ý tới một số vấn đề. Vì vậy chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết Những kinh nghiệm mua lại nhà ở xã hội cần lưu ý? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để xem có những kinh nghiệm gì khi mua nhà ở xã hội nhé.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước hoặc các loại hình nhà ở được sở hữu và quản lý bởi Nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận. Loại hình nhà ở này được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như: công chức của Nhà nước, người chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp… Nhà ở xã hội được bán, cho thuê với mức giá rẻ hơn so với thị trường.
Những ai được mua nhà ở xã hội?
Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Điều kiện được mua nhà ở xã hội
Theo khoản 1 Điều 51 Luật nhà ở 2014, có 03 điều kiện để được mua nhà ở xã hội gồm điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập, cụ thể:
Điều kiện về nhà ở
Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về nhà ở sau đây:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình;
- Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội;
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
Điều kiện về cư trú
Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về cư trú sau đây:
– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
– Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014.
Điều kiện về thu nhập
Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về thu nhập sau đây:
– Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật gồm:
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Các đối tượng không cần đáp ứng yêu cầu về thu nhập:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất
Kinh nghiệm mua lại nhà ở xã hội cần lưu ý?
Thứ nhất phải xem xét điều kiện được phép mua bán nhà ở xã hội
Các dự án nhà ở xã hội vì mang ý nghĩa lớn nên chỉ được mua bán, chuyển nhượng cho đúng đối tượng theo pháp luật quy định. Vì thế, bạn cần xác minh bản thân mình hoặc người mua có đúng đối tượng được phép mua bán nhà ở xã hội hay không nếu có nhu cầu giao dịch.
Nếu người mua thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: Trường hợp này bạn hoàn toàn có thể mua lại nhà ở xã hội theo các thủ tục luật định. Điều quan trọng là tìm kiếm căn hộ phù hợp với nhu cầu, tiêu chí lựa chọn của mình.
Nếu người mua không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
Nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm: Thực tế để đánh giá thì mua lại nhà ở xã hội rủi ro nhiều hơn cơ hội, đi ngược với tinh thần chung của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu người mua có đủ cơ sở để đặt niềm tin vào bên bán thì vẫn có thể mua lại nhà ở xã hội, nhưng cần chặt chẽ trong giấy tờ, thủ tục và các thỏa thuận giữa đôi bên. Đặc biệt, cần kiểm tra xem bên bán có phải chủ sở hữu thực sự của nhà ở xã hội hay không, có đủ điều kiện và là đối tượng được mua nhà ở xã hội để hạn chế rủi ro
Nhà ở xã hội đủ 5 năm: khi này có thể mua bán, giao dịch bình thường như các căn hộ khác.
Thứ hai, mua lại nhà ở xã hội cần chú ý
- Tìm hiểu để biết rõ người bán đã trả hết số tiền theo hợp đồng đã ký kết hay chưa, nếu người bán chưa thanh toán hết việc chuyển nhượng nhà ở xã hội sẽ không hợp pháp.
- Kiểm tra xem nhà định mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan hay chưa.
- Kiểm tra kĩ tình trạng, chất lượng căn nhà. Vì là công trình có giá rẻ hơn nên chắc chắn ít nhiều cũng có điểm hạn chế.
Thứ ba, thời điểm ký hợp đồng
Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội bạn không thể không chú ý chính là thời điểm ký hợp đồng. Chỉ khi dự án xây dựng xong phần móng, chủ đầu tư mới được phép ký kết hợp đồng mua bán, cho thuê với những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu. Nếu thời điểm ký hợp đồng xảy ra trước đó sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật. Bạn cần nắm chắc kinh nghiệm này để tránh gặp sự cố.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Những kinh nghiệm mua lại nhà ở xã hội cần lưu ý?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thành lập công ty trọn gói ; giải thể công ty; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của nhà nước thì hợp đồng mua bán, nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng sẽ được chủ đầu tư trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của nhà nước thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bạn đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Hiệu lực được áp dụng từ tháng 6/2016. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể nhận được “sổ đỏ” nhà ở xã hội sau khi thanh toán 100% tiền giá trị nhà.
Theo Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP:
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong trường hợp mua và sử dụng chưa đến 5 năm và chỉ được phép thế chấp và bán sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.