Chào Luật sư, xóm tôi vừa xảy ra ẩu đả giữa một nhóm thanh niên, họ có những hành động tác động vật lý vào nhau rất nguy hiểm, chúng tôi đã báo cho công an. Luật sư cho tôi hỏi Những hành vi xâm phạm tính mạng khi người thân mất đột ngột Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Những hành vi xâm phạm tính mạng Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về các tội xâm phạm tính mạng?
Các tội phạm xâm phạm, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) thực hiện những hành vi một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ.
Lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu qảu đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc trường hợp người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Ngược lại với lỗi vô ý là lỗi cố ý.
Những hành vi xâm phạm tính mạng
Các tội này được quy định từ Điều 123 đến Điều 156 chương XIV Bộ luật Hình sự 2015; có thể được chia thành ba nhóm:
Nhóm các tội xâm phạm tính mạng (có 13 tội thuộc nhóm này): được quy định tại các Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 148, 149 BLHS; trong đó có 2 tội với lỗi vô ý (Điều 128, Điều 129 BLHS); còn lại là các tội với lỗi cố ý.
Hành vi phạm tội của nhóm này được thể hiện ở hình thức hành động hoặc không hành động (trường hợp người phạm tội có đủ khả năng và điều kiện để hành động để đảm bảo an toàn về tính mạng của người khác nhưng đã không thực hiện và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân).
Trong nhóm tội này, hậu quả chết người chỉ là dấu hiệu bắt buộc của một số CTTP (Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 132 BLHS); ở các CTTP còn lại thì hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng trong đó có 2 CTTP đòi hỏi phải có dấu hiệu hậu quả là hành vi tự sát của nạn nhân (Điều 130,131 BLHS).
Ví dụ: đối với tội giết người (Điều 123) hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhin, ở một số trường hợp, nạn nhân không chết những căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Nhóm các tội xâm phạm sức khỏe (có 7 tội thuộc nhóm này):được quy định tại các Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156 BLHS; trong đó có 2 tội với lỗi vô ý (Điều 138, Điều 139 BLHS); còn lại là các tội với lỗi cố ý.
Hậu quả nhóm tội này đòi hỏi là thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỉ lệ thương tật là 11% trở lên hoặc dưới tỉ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 123 BLHS.
Tỷ lệ thương tật của người bị hại được lấy làm cở sở truy cứu trách nhiệm hình sự phải do chủ thể có thẩm quyền giám định tư pháp tiến hành trên cơ sở đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng.
Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm (có 14 tội thuộc nhóm này): được quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156 BLHS (hậu quả của những tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự).Trong có thể được chia thành 3 nhóm sau:
Các tội trực tiếp xâm phạm thân thể: được quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147.
Trong nhóm tội này, hành vi phạm tội không những đến danh dự, nhân phẩm thậm chí có thể xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị hại. Vì khi thực hiện những hành vi phạm tội trong nhóm này đã trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của người bị hại đồng thời danh dự, nhân phẩm cũng bị ảnh hưởng.
Các tội không liên quan đến ý thức chủ quan của người bị xâm hại: bao gồm các tội quy định tại Điều 150, 151, 152, 153, 154 BLHS.
Trong nhóm tội này, lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý; CTTP không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người bị hại; người bị hại có thể đồng tình hoặc không đồng tình, có thể biết hoặc không biết, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi theo như quy định trong BLHS thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các tội liên quan đến danh dự: được quy định tại các Điều 155, 156 BLHS.
Theo đó, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác (Điều 155 BLHS) có thể hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (ảnh hưởng về tâm lý)…
Mặt khách quan của tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm
– Hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng tuy khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể nhưng cổ cùng tính chất là đều cố thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đó. Hành vi này được mô tả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong những hành vi phạm tội của nhóm tội này có những hành vi có thể được thực hiện cả bằng hình thức hành động và không hành động (như hành vi của tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS), có những hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức hành động (như hành vi của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126 BLHS) và có hành vi chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức không hành động (hành vi của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại Điều 132 BLHS).
– Hậu quả mà những hành vi nói trên (trừ hành vi được quy định tại Điều 133) có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là thiệt hại đến quyền sống của coh người, thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là chết người. Tuy nhiên, hậu quả chết người chỉ được mô tả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong một số cấu thành tội phạm (như các cấu thành tội phạm tại Điều 123, Điều 124, Điều 125 BLHS). Ở các cấu thành tội phạm còn lại, hậu quả chết người không được mô tả là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hai trong số các cấu thành tội phạm đó có sự mô tà dấu hiệu hậu quả là hành vi tự sát của mạng có 01 tội danh được quy định luôn luôn là tội phạm ít nghiêm trọng (Điều 124 BLHS); 02 tội danh được quy định có thể là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (các điều 123 và 149 BLHS); 04 tội danh được quy định có thể là tội phạm rất nghiêm trọng (các điều 127, 128, 129 và 130 BLHS); 06 tội danh được quy định có thể là tội phạm nghiêm trọng (các điều 125, 126,131, 132, 133 và 148 BLHS).
Ngoài hình phạt chính, hình phạt bổ sung được quy định ở 05 tội danh. Đó là tội giết người, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội không cứu giúp người đang ở trong tình hạng nguy hiểm đến tính mạng và tội cố ý truyền HIV cho người khác. Hình phạt bổ sung được quy định cho 05 tội danh này là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Riêng ở tội giết người còn có thêm hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế và hình phạt cấm cư trú.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Những hành vi xâm phạm tính mạng Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục xin ly hôn Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Những hành vi xâm phạm tính mạng Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.