Chào Luật sư. Hiện tại có một người nộp đơn tố cáo tôi có hành vi vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, tôi không làm gì xâm phạm bản quyền của người khác. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là những hành vi vi phạm bản quyền là gì? Rất mong nhận được phản hồi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Những hành vi phạm bản quyền
Vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền hay lậu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh. Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.
Các thông tin về hành vi vi phạm bản quyền
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì những hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền liên quan:
1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
Vi phạm bản quyền là gì?
Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện.
Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.
Để có thể hiểu rõ hơn về vi phạm bản quyền là gì, bạn cần nắm được cơ bản về yếu tố xâm phạm quyền tác giả. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Những hành vi được xem là vi phạm bản quyền
Để xác định một hành vi có thật sự là hành vi vi phạm bản quyền tác giả hay không, bạn cần dựa vào các căn cứ được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Trong thời buổi hiện đại có nhiều trường hợp được xem là vi phạm bản quyền tác giả. Nếu nói riêng ở Việt Nam chứ không nói toàn bộ thế giới, thì có những trường hợp như là sao chép tác phẩm liên quan đến nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật. Được phát hiện nhiều nhất chính là âm nhạc, và điển hình là làn sóng nhạc pop đang được giới trẻ ưa chuộng. Vì nhu cầu ở ngành này là quá lớn, đôi khi sự phát triển của âm nhạc nước ta không đáp ứng kịp thời, dẫn đến một hiện tượng đó là “đạo nhạc” hoặc dùng nhạc không xin phép.
Đơn cử như trong quá khứ đã có rất nhiều những bài nhạc bị phát hiện là đạo. Như những bài lấy nhạc nước ngoài viết lời việt mà không xin phép tác giả của nước bạn. Còn mỹ thuật thì là việc sao chép, copy tranh đang có chiều hướng gia tăng. Những bức tranh sao chép được gọi là “ tranh lậu” có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với vẽ thật.
Vi phạm bản quyền bị phạt như thế nào?
Trong trường hợp xâm phạm bản quyền tác giả, bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP cũng quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Do đó, hành vi sao chép tác phẩm khi chưa được sự đồng ý hay cho phép từ tác giả thì sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả như trên.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhanh chóng
- Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Vĩnh Phúc năm 2021
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Những hành vi phạm bản quyền là gì?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.