Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách đầu tư từ nguồn vốn đi vay. Có thể nói, đòn bẩy tài chính là một công cụ tuyệt vời giúp các nhà đầu tư nhân số tiền kiếm được lên gấp nhiều lần so với số tiền họ đã đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn công cụ này đem lại, đòn bẩy tài chính cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư, cụ thể như việc nhà đầu tư phải gánh chịu nợ nần, thậm chí là phá sản nếu không biết cách áp dụng đúng phương pháp này. Vậy, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các thông tin về đòn bẩy tài chính là gì trong bài viết này nhé!
Đòn bẩy tài chính là gì?
Trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là công cụ không thể thiếu bởi khó có ai có thể thành công nếu kinh doanh chỉ hoàn toàn dựa vào nguồn vốn mình có. Do đó, việc biết cách tận dụng đòn bẩy tài chính sẽ mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn dự tính. Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp đối với những nhà đầu tư có đầy đủ kiến thức lẫn khả năng đánh giá tốt thị trường. Vậy, đòn bẩy tài chính là gì? Hãy cùng Luật sư X giải đáp ngay dưới đây nhé!
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage – viết tắt là FL) – là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để gia tăng tỉ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi đó, bạn có thể sử dụng số tiền đó để mua những tài sản với kỳ vọng rằng rằng thu nhập hoặc vốn thu được từ tài sản mới sẽ vượt quá chi phí đi vay. Việc này cho phép bạn thu được lợi nhuận tiềm năng từ toàn bộ giao dịch chỉ với một phần nhỏ số tiền của chính mình. Số tiền vay có thể đến từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.
Nhiều công ty coi đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích để gia tăng thu nhập, tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã bị chính việc lạm dụng chiến lược này dẫn đến tình trạng lâm vào nợ nần, thậm chí là phá sản. Do vậy, đòn bẩy tài chính thường được coi là con dao hai lưỡi, bởi:
- Trường hợp lợi nhuận đầu tư bằng hoặc cao hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có đủ tiền trả vốn vay và lãi vay, cùng lúc hưởng tỷ suất lợi nhuận cao.
- Trường hợp lợi nhuận đầu tư thấp hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ bị mất nhiều tiền hơn so với việc đầu tư bằng số vốn ban đầu.
Trong hầu hết các trường hợp, chủ khoản nợ sẽ đưa ra giới hạn về mức độ rủi ro sẵn sàng chấp nhận và chỉ ra giới hạn về mức độ đòn bẩy cho phép.
- Trong trường hợp cho vay đảm bảo bằng tài sản, bên cho vay sẽ sử dụng chính tài sản đó để thế chấp cho đến khi bạn hoàn thành việc trả nợ.
- Trong trường hợp cho vay theo dòng tiền, mức độ tín nhiệm chung của công ty được sử dụng để hoàn trả khoản vay.
Vai trò của đòn bẩy tài chính trong đầu tư
Tuy đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, có thể mang đến lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư nhưng đây vẫn là công cụ được sử dụng phổ biến bởi hầu hết các nhà đầu tư trong đầu tư chứng khoán bởi những lợi ích mà nó đem lại. Có thể khẳng định, phần lớn những nhà đầu tư sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính đều là những người ưa mạo hiểm, thích thử sức và sẵn sàng chấp nhận rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện đầu tư. Vậy, phương pháp này có vai trò như thế nào trong đầu tư mà có thể hấp dẫn nhà đầu tư đến như vậy? Một số vai trò chủ đạo của công cụ này có thể kể đến như sau:
- Bù đắp thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, và gia tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
- Là công cụ thúc đẩy mức tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu.
- Các khoản vay cũng như phần tiền lãi sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Lúc này, nó sẽ được khấu trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận vượt bậc so với số vốn đầu tư mình đã bỏ ra. Do vậy, đây là một cơ hội đầu tư có giá trị mà các nhà đầu tư không thể bỏ lỡ. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này trên thực tế được thực hiện theo công thức như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về công thức này nhé. Cụ thể, nhà đầu tư có thể tính đòn bẩy tài chính bằng cách áp dụng công thức nhất định. Có 2 công thức để tính đòn bầy tài chính gồm:
- Công thức tính đòn bẩy tài chính
- Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính
Đối với công thức tính đòn bẩy tài chính:
Có 2 cách để doanh nghiệp tính gồm:
- Cách 1: Hệ số nợ chia cho tổng tài sản (Debt / Asset)
- Cách 2: Hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu (Debt / Equity)
Ví dụ:
Debt = hệ số nợ = 50 triệu
Asset hoặc Equity = tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu = 100 triệu
Tỷ lệ đòn bẩy = D/A = 50/100 = 1:2
Nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ 1:2, tức 10%.
Như vậy, đòn bẩy tài chính có thể nhân gấp nhiều lần khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư. Áp dụng cách tính này, ta có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy như sau:
- Trường hợp không sử dụng đòn bẩy, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 5%.
- Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:10, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 50%.
- Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:50, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 250%.
Đối với công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL):
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính như sau:
Trong đó, các đại lượng liên quan gồm:
- EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay;
- Q: số lượng sản phẩm;
- p: giá bán;
- v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;
- F: chi phí cố định;
- I: lãi vay phải trả
Ví dụ:
Anh C kinh doanh thời trang với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ. Trong đó, anh có sẵn 50.000.000 VNĐ (tức vốn chủ sở hữu). Anh đi vay 50.000.000 VNĐ với lãi suất 10%/năm.
Dự kiến trong năm tới, công ty của anh có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000VNĐ.
Lãi vay phải trả: I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
Chi phí cố định: F = 40.000.000 VNĐ
Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm: v = 14.000 VNĐ
Giá bán: p = 20.000 VNĐ
Số lượng sản phẩm: Q = 10.000 sản phẩm
Áp dụng công thức trên, ta có mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:
EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ
Từ đó, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là:
DFL = 20.000.000 / (20.000.000 – 5.000.000) = 1,34%
Con số này có nghĩa: khi lợi nhuận tăng/giảm 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%.
Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
Đòn bẩy tài chính là công cụ được các nhà đầu tư yêu thích và sử dụng nhiều trong thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc áp dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường, chưa có nhiều hiểu biết để dự đoán xu hướng của thị trường đầu tư cũng như nguồn đầu tư dự phòng ít thì bắt buộc cần phải lưu ý một số bí kíp dể có thể sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả. Do đó, để doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp này hiệu quả trên thực tế, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Cần thận trọng trong khâu đánh giá bởi giá trị các loại chứng khoán sẽ tăng theo kỳ, vì vậy nên xây dựng chiến lược tài chính thấp hơn một chút so với mục tiêu hướng đến.
- Chỉ nên đăng ký khoản vay mà bạn có thể chi trả ổn định
- Tập trung vào dòng tiền để thu lợi nhuận cao.
Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng FL, nhà đầu tư cần lưu ý: Lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao, nếu sử dụng đòn bẩy để giao dịch khối lượng lớn có thể dẫn đến thua lỗ nếu thị trường biến động. Vì vậy phải xác định mức độ tổn thất trong trường hợp xấu nhất để giảm thiểu rủi ro nhất có thể cho nhà đầu tư.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Có rất nhiều các hình thức đầu tư mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong chiến lược kinh doanh, đầu tư của mình để hướng đến mục tiêu tăng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính lại được đa số các doanh nghiệp ưa chuộng để áp dụng trong chiến lược đầu tư kinh doanh của mình bởi những ưu điểm mà nó đem lại. Cần lưu ý mặc dù có rất nhiều ưu điểm song hình thức này cũng tồn tại những nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý để điều chỉnh cho phù hợp với tính chất quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Một số những ưu điểm, nhược điểm có thể kể đến như sau:
Ưu điểm:
- Đòn bẩy là một công cụ mạnh mẽ giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận.
- Đòn bẩy tài chính có thể được xem là khoản vay không tính lãi. Nó dễ tiếp cận nên rất tiện lợi để sử dụng.
- Trong lúc thị trường ít biến động thì lợi nhuận thu được sẽ không cao do ít có sự thay đổi về giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nhờ các giao dịch đòn bẩy, nhà đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn ngay cả trong thời gian biến động thấp trên thị trường.
Nhược điểm:
- Cái gì mang lại nhiều lợi nhuận thì tỉ lệ rủi ro càng tăng cao. Bạn sẽ mất rất nhiều tiền nếu phiên giao dịch đó lỗ, đi theo hướng ngược lại với kỳ vọng. Nên trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, dành ra nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ để tránh những rủi ro không mong muốn.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu biên bản bàn giao tài chính công đoàn mới năm 2023
- Mẫu báo cáo tài chính của hợp tác xã mới năm 2023
- Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đòn bẩy tài chính là gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan khác, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Nhà đầu tư cần lưu ý đến những vấn đề như sau khi sử dụng đòn bẩy tài chính:
– Cần phải có một định hướng tốt, tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng công cụ này.
– Cần chọn các đơn vị tài chính đáng tin cậy khi vay vốn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng có tên tuổi. Vì các đơn vị này luôn có mức lãi suất ổn định, rõ ràng để phòng ngừa tình trạng rủi ro phá sản.
– Cần thận trọng trong khâu đánh giá tài sản mà bạn tính dùng đòn bẩy để mua. Bởi giá trị tài sản đó sẽ tăng/giảm theo kỳ. Vì vậy nên xây dựng chiến lược tài chính thấp hơn một chút so với mục tiêu hướng đến.
– Chỉ nên đăng ký khoản vay mà bạn có thể chi trả ổn định.
– Tập trung vào dòng tiền để thu lợi nhuận cao.
Một số hình thức đòn bẩy tài chính phổ biến hiện nay gồm:
* Dùng nguồn tiền từ người khác
Đòn bẩy này cũng được chia làm 2 hình thức phổ biến:
– Vay từ các ngân hàng hoặc công ty tài chính để đầu tư và trả lãi theo kỳ hạn. Tuy nhiên, khoản nợ cao dễ dẫn đến nguy cơ cao bị kiệt quệ tài chính thậm chí phá sản.
– Huy động vốn từ các cổ đông: Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để thu hút nguồn vốn vào hoạt động của công ty cũng là một đòn bẩy tài chính.
* Tận dụng ý tưởng hữu ích từ người khác
Không phải lúc nào ý tưởng cá nhân cũng đủ để đi đến thành công, vì vậy bạn cần biết cách sử dụng ý tưởng sáng tạo của người khác hoặc lắng nghe và tổng hợp những quan điểm từ nhiều phía để tạo nên một kế hoạch đầu tư hiệu quả. Hãy liên kết những người cùng chí hướng với mình và khai thác ý tưởng từ họ.
* Tận dụng kinh nghiệm từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp
Hãy học hỏi và kết hợp kinh nghiệm của bản thân với kinh nghiệm của những nhà đầu tư chuyên nghiệp khác, từ đó đúc rút ra nguyên tắc và bí quyết đầu tư thành công. Điều này sẽ giúp tối đa hóa kết quả đầu tư của bạn trong khoảng thời gian tối thiểu. Đây có thể coi là con đường tắt để dẫn đến thành công.
* Sử dụng thời gian của người khác để tạo ra tài sản
Chủ doanh nghiệp thường sử dụng thời gian của đội ngũ nhân sự nhằm tạo ra nhiều tài sản hơn, nhanh hơn và có giá trị hơn thay vì tự mình làm toàn bộ.
*Thuê người làm việc thay mình
Hãy thuê nhân sự và giao phó trách nhiệm cho người khác những thứ mà bạn không có khả năng làm. Đây chính là loại đòn bẩy mà các chủ doanh nghiệp rất hay sử dụng và đã đạt được thành công nhờ tạo nên sức mạnh cộng hưởng.