Hiện nay, khi cả Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở phía Nam Việt Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Thì có rất nhiều người cũng như nhiều doanh nghiệp băn khoăn; không biết công ty của mình có được đi làm không? Nếu là cơ quan không được đi làm mà vẫn tới công ty thì bị xử phạt như thế nào? Vậy những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Chỉ thị 16/CT-TTg
Chỉ thị 17/CT-UBND
Nghị định 117/2020 của Chính phủ
Nội dung tư vấn
Giãn cách xã hội là gì?
Giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Giãn cách xã hội được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại. Vậy thắc mắc rằng, những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch?
Tại sao cần thực hiện giãn cách xã hội?
Nếu không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội có thể làm quá tải hệ thống Y tế khi dịch bệnh bùng phát. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 người khác, 2 người nhiễm bệnh có thể lây cho 4 người khác, 4 người nhiễm có thể lây cho 16 người khác. Số lượng người nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân đến một con số mà mọi người không thể tưởng tượng được, nếu không có các biện pháp phòng, tránh, hạn chế lây lan.
Lúc đó, Hệ thống Y tế không có khả năng điều trị cho toàn bộ người nhiễm bệnh. Những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẽ khiến nhiều người bệnh không được điều trị hoặc chậm trễ trong điều trị, gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi nếu chúng ta áp dụng tốt biện pháp giãn cách xã hội:
- Tốc độ lây lan của dịch bệnh sẽ được kiềm hãm;
- Nền y tế sẽ không bị quá tải và mọi người đều sẽ có cơ hội được điều trị;
- Có đủ thời gian để những người đã nhiễm bệnh được điều trị và phục hồi.
Thế nào là hàng hóa thiết yếu?
Theo Chỉ thị số 17 của Ủy ban Nhân dân Hà Nội và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; người dân chỉ được ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết, và chỉ ra ngoài để mua những hàng hóa thiết yếu.
Nói dễ hiểu là đối với các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi, tiện ích chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm: thực phẩm tươi sống: thịt, thủy sản, rau, củ, quả, trái cây, trứng.
Hàng công nghệ phẩm như bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của người dân, nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng.
Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).
Các nhu yếu phẩm cần thiết: khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh,…
Vậy Những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch?
Những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch?
Theo Điều 3 Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội thi yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, như sau:
Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ; trừ các trường hợp sau:
- Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn;
- Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch;
- Cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như dịch vụ công chứng, dịch vụ luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
- Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.
Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode.
Mức xử phạt đối với những cơ quan bị tạm ngưng hoạt động nhưng vẫn đi làm trong mùa dịch?
Mức xử phạt đối với cá nhân ra khỏi nhà khi không có lý do cần thiết
Thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, người dân không đeo khẩu trang; ra đường không có lý do cần thiết; hoặc không giữ khoảng cách tối thiểu sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt 1-3 triệu đồng.
Theo khoản 2, điều 12 Nghị định 117/2020 của Chính phủ người dân ra đường khi không có lý do cần thiết sẽ bị xử phạt về hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Mức phạt cho trường hợp này là 1-3 triệu đồng.
Người không đeo khẩu trang; hay không giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp nơi công cộng; cũng bị phạt tiền 1-3 triệu đồng.
Những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch mà vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt đối với những cơ quan bị tạm ngưng hoạt động nhưng vẫn đi làm trong mùa dịch?
- Theo hướng dẫn của Sở Tư pháp Hà Nội; thì Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người; hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19; thì bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì sẽ bị xử lý theo hình sự với mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng,cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Người không đeo khẩu trang nơi công cộng; không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc; ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa đến 3.000.000 đồng.
- Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ; hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19; cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự .(Mức phạt tù tối đa đến 12 năm; và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm)
Hi vọng bài viết Những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch; sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936.128.102
Câu hỏi thường gặp:
Bánh mì là một loại lương thực rất quan trọng trên thế giới; đặc biệt là những nước phương Tây và các nước trồng lúa mì. Hiện nay, bánh mì tại Việt Nam thường được làm từ bột mì, nước ấm, men nở, muối, giấm, đường, dầu ăn, sữa tươi. Ngoài ra, một số bánh mì khác có thể cho thêm chà bông, hải sản, trứng, xúc xích… rồi nướng trong lò nướng. Để làm cho bánh mì trở nên phong phú và đa dạng để người mua thỏa thích lựa chọn.
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản,…
Mà tình dục thì thuộc nhu cầu cơ bản của con người. Bao cao su dùng để tránh thái, tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Vì vậy, Bao cao su có thể được xem là hàng hóa thiết yếu.
Những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch? Vì việc đi cách ly tập trung à theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; nên nhân viên hay người lao động sẽ được hưởng lương như sau:
Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống; thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc; thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận; nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.