Xin chào luật sư. An ninh quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng đáng quan tâm trong một quốc gia. An ninh quốc gia được bảo vệ thì đất nước mới ổn định, phát triển bền vững về tất cả mọi mặt. Vậy để bảo vệ an ninh quốc gia cần những biện pháp gì? Biện pháp kinh tế trong bảo vệ an ninh quốc gia được pháp luật quy định như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Những biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia
Tại Khoản 1 Điều 15 Luật An ninh Quốc gia 2004 có quy định về các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia. Cụ thể bao gồm:
Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
Bên cạnh đó, tại Điều này cũng quy định rằng nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp nêu trên sẽ do pháp luật quy định.
Biện pháp kinh tế trong bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Biện pháp kinh tế được hiểu là việc góp phần tạo tiền đề, môi trường thuận lợi, an toàn cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế, bảo đảm kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế và tham gia bảo vệ an ninh đất nước.
Việc bảo đảm an ninh kinh tế là điều kiện, tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta gia tăng sức mạnh nội lực, năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, có những bước phát triển vững chắc.
Nội dung biện pháp kinh tế trong bảo vệ an ninh quốc gia
Để biện pháp bảo đảm an ninh kinh tế được coi trọng và triển khai hiệu quả, cần tập trung thực hiện:
- Tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về bảo đảm an ninh kinh tế theo quy định pháp luật tạo hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để xảy ra các sơ hở, thiếu sót.
- Kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế.
- Đổi mới phương thức và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, về trách nhiệm bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét hơn từ nhận thức đến hành động, đưa công tác bảo đảm an ninh kinh tế trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Quy định về an ninh kinh tế
Các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề an ninh kinh tế được căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 với ba mục trong chương XVIII các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
- Các tội phạm được quy định trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại như là tội vận chuyển trái phép hàng hóa; buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, hàng giả; tội đầu cơ;tội quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng.
- Các tội liên quan đến những lĩnh vực thuế, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán như là tội trốn thuế; cho vay lãi nặng; làm, buôn bán tem giả; in phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ; lập quỹ trái phép; tội làm, tàng trữ, vận chuyển tiền giả hoặc các công cụ chuyển nhượng giả, giấy tờ giả; sử dụng những thông tin nội bộ để mua bánmchứng khoán, thao túng thị trường; tội gian lận trong việc kinh doanh bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Các tội liên quan đến xâm hại trật tự quản lý kinh tế như là tội vi phạm về những quy định cạnh tranh, kinh doanh theo phương thức đa cấp, hoạt động bán đấu giá tài sản, những quy định về việc sử dụng quản lý tài sản của Nhà nước gây thất thoát hay lãng phí , quy định về kế toán hay đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; tội thông đồng bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng; tội xâm phạm đến các quyền tác giả hay quyền liên quan; tội liên quan đến vấn đề về sử dụng đất và quản lý đất, về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi ;cố ý làm trái quy định về phân phối hàng, tiền cứu trợ, về khai thác,bảo vệ và quản lý rừng và động vật.
Có thể bạn quan tâm
- Đặc điểm của tổ chức kinh tế là gì?
- Mục đích của hoạt động quốc phòng là gì?
- Các quy định về quản lý và sử dụng đất quốc phòng an ninh
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Biện pháp kinh tế trong bảo vệ an ninh quốc gia“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Tuân thủ Hiến pháp; pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; sự quản lí thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; lực lượng chuyên trách bảo vệ ANQG làm nòng cốt.
– Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ ANQG với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – văn hoá; xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh; quốc phòng với hoạt động đối ngoại.
– Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kĩ thuật; văn hoá; xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan; tổ chức; công dân có trách nhiệm; nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan chỉ đạo; chỉ huy và các đơn vị an ninh; tình báo; cảnh sát; cảnh vệ công an nhân dân.
– Cơ quan chỉ đạo; chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân dân.
– Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển.