Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất thông thường. Người cho vay, thường là các tổ chức hoặc cá nhân không được cấp phép, áp đặt mức lãi suất rất cao nhằm kiếm lời nhanh chóng từ những người đi vay. Hình thức này thường xảy ra ngoài hệ thống ngân hàng chính thức và không tuân thủ các quy định của pháp luật về tín dụng và lãi suất. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Như thế nào là cho vay nặng lãi? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Như thế nào là cho vay nặng lãi?
Việc cho vay nặng lãi thường đi kèm với các rủi ro và hậu quả nghiêm trọng cho người vay, bao gồm việc mất tài sản, bị đe dọa, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến bạo lực và vi phạm pháp luật. Với mức lãi suất cao, người vay có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Tiền lãi cộng dồn hàng ngày hoặc hàng tuần có thể vượt quá khả năng thanh toán của họ.
Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay nặng lãi gọi là “cho vay lãi nặng”.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
“Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
– Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Hình sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Có thể thấy, theo quy định hiện nay người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất thì có thể được kết vào tội cho vay nặng lãi hay còn gọi là cho vay lãi nặng.
Ngoài ra, tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Hiện nay, lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm, tức hằng tháng người cho vay tiền chỉ được lấy lãi suất tối đa là 1.66%/tháng. Đối với trường hợp anh đề cập cho vay tiền với lãi suất 3%/tháng, cao hơn mức lãi suất vay thông thường nhưng chưa được xem là hành vi cho vay nặng lãi.
>> Xem thêm: Đổi hộ chiếu hết hạn cần giấy tờ gì
Người cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật ở nhiều quốc gia. Cả người cho vay và người vay có thể đối mặt với các hình thức xử phạt hành chính hoặc hình sự. Nếu không thể trả nợ đúng hạn, người vay có thể bị tịch thu tài sản, bao gồm nhà cửa, xe cộ, hoặc các tài sản có giá trị khác. Người cho vay nặng lãi thường sử dụng các biện pháp đe dọa, cưỡng ép, và thậm chí bạo lực để thu hồi nợ. Điều này có thể gây nguy hiểm trực tiếp cho người vay và gia đình họ.
Trường hợp người cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình 2017 như sau:
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người cho vay nặng lãi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính từ 30.000.000 trở lên.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt quy định tại Điều 201 nêu trên. Trong đó, mức phạt cao nhất là phạt tù đến 03 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vay tiền có được trả lại tiền lãi đã đưa không?
Nhiều quốc gia có quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn và xử lý hành vi cho vay nặng lãi nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân. Áp lực tài chính và các biện pháp đòi nợ thường xuyên có thể gây căng thẳng, lo âu, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người vay. Việc cho vay nặng lãi còn có thể tạo ra những vấn đề xã hội lớn, bao gồm tăng tỷ lệ tội phạm và bạo lực, bất ổn xã hội và kinh tế.
Việc trả lại cho người vay tiền được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP như sau:
Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm
1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:
a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;
b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.
c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.
2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Dẫn chiều Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự như sau:
Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự
1. Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả kỳ hạn vay.
2. Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.
Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, người vay tiền được trả lại tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội cho vay nặng lãi thực tế đã thu (tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự).
Tuy nhiên, trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Như thế nào là cho vay nặng lãi?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Theo quy định trên, cho vay với lãi suất vượt quá 100%/năm được xem là cho vay nặng lãi.
Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Từ căn cứ nêu trên ta thấy rằng việc bạn bạn trai viết giấy nợ khi bị ép buộc nên giấy nợ đấy không có giá trị pháp lý vậy nên hai bạn không phải thanh toán số tiền nợ đó.