Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Các hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất diễn ra thường xuyên với sự hỗ trợ của thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, nhu cầu thực hiện liên kết đầu tư tạo thành tổ hợp, kinh doanh đa ngành đã trở thành nhu cầu mang tính thời sự. Cũng từ đây mô hình nhóm công ty đã xuất hiện ở Việt Nam. Và phần nào đáp ứng các nhu cầu của nhà đầu tư trong cả khối nhà nước và dân doanh. Vậy Luật sư cho tôi hỏi nhóm công ty theo quy định pháp luật hiện hành được nước ta xác định như thế nào? Và nó có đặc điểm gì? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Theo như vấn đề Quý khách hàng đưa ra chúng tôi xin phép đưa ra một quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề về nhóm công ty theo quy định pháp luật hiện hành. Cũng như việc đưa ra khái niệm, đặc điểm và các hình thức của nhóm công ty.
Khái niệm nhóm công ty
Nhóm là một mô hình tổ chức bao gồm hai hay nhiều chủ thể. Các chủ thể sẽ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.
Từ đó có thể khái niệm về nhóm công ty như sau: Nhóm công ty là một tập hợp hai hay nhiều công ty. Tương tác và có mối quan hệ lâu dài về kinh tế, công nghệ, thị trường. Loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau, cùng nhau hướng tới mục tiêu tăng cường tích tụ. Đồng thời tập trung vốn và tối đa hoá lợi nhuận.
Đặc điểm của nhóm công ty
Từ việc xác định nhóm công ty là một tập hợp hai hay nhiều công ty. Và xác định các công ty này tương tác và có mối quan hệ lâu dài về kinh tế, công nghệ, thị trường. Từ đó xác định nhóm công ty gồm bốn đặc điểm. Cụ thể:
Nhóm công ty là một tập hợp của hai hay nhiều công ty
Tại đặc điểm này, các công ty trong nhóm sẽ có mối quan hệ qua lại và tương tác với nhau. Tuy nhiên sự tương tác sẽ dựa trên cơ sở hoạt động đầu tư kinh doanh. Cũng như việc thực hiện các hợp đồng xác lập giao dịch. Và đặc biệt là các công ty trong nhóm hoàn toàn độc lập về mặt pháp lý và kinh doanh.
Tuy nhiên, quá trình tương tác của các công ty làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty và sự phát triển chung của nhóm. Việc này có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách thức hoạt động. Cũng như nguyên tắc thực hiện mối quan hệ giữa công ty trong nhóm. Nhóm công ty là một tập hợp, một tổ chức. Tuy nhiên, tổ chức này không đáp ứng các điều kiện về tư cách pháp nhân.
Nhóm công ty được hình thành với mục tiêu tăng cường tích tụ, tập trung vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận
Đối với các công ty đơn lẻ việc hình thành một nhóm công ty sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó làm tăng lợi thế trên thị trường. Việc này là lợi thế về tập trung nguồn lực, lợi thế quy mô cũng như lợi thế thương hiệu. Chuyên môn hoá, lợi thế về tính thống nhất cũng tăng lên so với việc hoạt động đơn lẻ. Do đó, nhóm công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh. Cũng như giảm thiểu những rủi ro từ biến động thị trường.
Để mục tiêu này được thực hiện, các công ty trong nhóm phải cùng nhau cam kết thực hiện các thỏa thuận hình thành nhóm. Từng công ty phải điều chỉnh mục tiêu kinh doanh của công ty. Sao cho phù hợp với mục tiêu chung của nhóm công ty. Tuy nhiên nhóm công ty có thể xây dựng những mục tiêu chiến lược khác nhau trong từng giai đoạn. Tuy nhiên mục tiêu này phải phù hợp với điều kiện kinh tế mới.
Nhóm công ty có nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức
Để nhóm công ty hoạt động hiệu quả nhất. Các công ty thành viên phải cùng nhau xây dựng các quy tắc, nội quy, quy chế hoạt động. Cũng như xây dựng mô hình quản lý để đảm bảo các mục tiêu thành lập nhóm. Việc xây dựng các quy tắc và nộ quy trên sẽ giúp cho các công ty thành viên hoạt động trong nhóm công ty một cách hiệu quả nhất. Và những quy tắc, nội quy, quy chế hoạt động sẽ được thể chế trong điều lệ nhóm công ty.
Trong nhóm công ty có công ty giữ quyền chi phối các công ty còn lại
Công ty giữ quyền chi phối đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển của nhóm công ty. Việc chọn ra công ty giữ quyền chi phối phải được thực hiện ngay từ đầu. Trên cơ sở thỏa thuận giữa các công ty tành viên. Và công ty này sẽ chủ trì xây dựng điều lệ nhóm công ty, xây dựng bộ máy quản trị nhóm công ty.
Các hình thức nhóm công ty
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, nhóm công ty có 02 hình thức cơ bản. Thứ nhất là tập đoàn kinh tế. Thứ hai là tổng công ty.
Về nguyên tắc, dấu hiệu để phân biệt hai hình thức này dựa trên cơ quy mô của nhóm công ty và số lượng thành viên trong nhóm. Theo đó tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô và số lượng thành viên lớn hơn so với tổng công ty.
Tuy nhiên tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các nhà làm luật không quy định rõ các tiêu chí phân biệt giữa mô hình tập đoàn kinh tế và mô hình tổng công ty. Tại Nghị định số 69/2014/NĐ- CP ngày 15/07/2014 về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước. Các nhà làm luật có quy định phân biệt mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước. Theo đó cơ sở phân biệt là vốn điều lệ của công ty mẹ và ngành nghề kinh doanh chính.
Xem thêm bài viết có liên quan
Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty hiện nay
Các loại hình công ty phổ biến trên thế giới
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là các phân tích của chúng tôi về vấn đề nhóm công ty theo quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời đưa ra khái niệm cụ thể về nhóm công ty. và các đặc điểm nổi bật của mô hình này.
Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.cm/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xét từ góc độ lý luận về hành vi tổ chức, nhóm là một mô hình tổ chức bao gồm hai hay nhiều chủ thể, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.
Từ những cơ sở trên, có thể khái niệm về nhóm công ty như sau: Nhóm công ty là một tập hợp hai hay nhiều công ty, tương tác và có mối quan hệ lâu dài về kinh tế, công nghệ, thị trường, loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau, cùng nhau hướng tới mục tiêu tăng cường tích tụ, tập trung vốn và tối đa hoá lợi nhuận”.
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, nhóm công ty có 02 hình thức cơ bản: tập đoàn kinh tế và tổng công ty.
Về nguyên tắc, dấu hiệu để phân biệt hai hình thức này dựa trên cơ quy mô của nhóm công ty và số lượng thành viên trong nhóm. Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô và số lượng thành viên lớn hơn so với tổng công ty.
Thứ nhất, nhóm công ty là một tập hợp của hai hay nhiều công ty
Thứ hai, nhóm công ty được hình thành với mục tiêu tăng cường tích tụ, tập trung vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.
Thứ ba, nhóm công ty có nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức
Thứ tư, trong nhóm công ty có công ty giữ quyền chi phối các công tỉ còn lại