Nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu này, bên cạnh việc tập trung các nguồn lực thì việc củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng; trong đó không thể không nói đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Vậy khi vi phạm hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào? Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định tại Chương XXII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Gồm 22 Điều luật cụ thể như sau:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
Điều 334. Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 335. Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
Điều 336. Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nướcĐiều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
Điều 340. Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Điều 343. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
Điều 344. Tội vi phạm quy định về hoạt động xuất bản
Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới
Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
Điều 350. Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
Các tội phạm quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quan hệ xã hội cùng loại liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và có những đặc điểm chung nên được sắp xếp trong cùng một chương. Đó là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.
Dấu hiệu pháp lý các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Khách thể của tội phạm
Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính không chỉ xâm phạm trật tự quản lý hành vi nói chung, mà trong nhiều trường hợp còn trực tiếp xâm phạm và gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ của nhân dân, tài sản của Nhà nước, của các tổ chức hoặc của công dân. Việc quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật hình sự không chỉ nhằm bảo đảm hoạt động quản lý hành chính của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa đạt hiệu quả mà còn bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân, tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân.
Trật tự quản lý hành chính là trật tự trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Giữ gìn trật tự trong lĩnh vực này cũng đồng thời nhằm bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho những người thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của đa số các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định trong Chương XXII Bộ luật hình sự được thể hiện cả ở dạng hành động và không hành động.
Một số tội phạm chỉ có thể được thực hiện ở dạng hành động như tội chống người thi hành công vụ; tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước; tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức;…
Hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe hoặc về tài sản không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của đa số các tội phạm quy định trong Chương XX.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có thể là bất kì ai. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo quy định đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt chủ quan của tội phạm
Đa số hành vi phạm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính quy định ở Chương XXII Bộ luật hình sự được thực hiện do lỗi cố ý. Chỉ có một số ít hành vi phạm tội được thực hiện do lỗi vô ý.
Mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của các tội phạm này. Đối với một số tội, mục đích và động cơ phạm tội là một trong các căn cứ để phân biệt các tội này với các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng theo thông tư 09/2016
- Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
- Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính theo QĐ năm 2022” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được hiểu là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến một nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chất là trật tự quản lý hành chính, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước.
Quản lý hành chính là chức năng cơ bản và là bộ phận quan trọng nhất của hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước. Biện pháp hình sự được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế nhằm bảo đảm cho mọi hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước:
Quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước;
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực hiện hàng ngày; tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra các quyết định quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính.
Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương; các cấp quản lý hành chính nhà nước địa phương.