Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc nhịp tim nhanh có đi nghĩa vụ quân sự không?Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi khám sức khoẻ đã có nhiều trường hợp các nam thanh niên cố tình uống nước trà, uống cà phê, thuốc làm tăng nhịp tim để sức khoẻ bị loại kém. Hành vi này được nhiều thanh niên đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ áp dụng và được cho là có hiệu quả. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì nhịp tim nhanh có đi nghĩa vụ quân sự không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc nhịp tim nhanh có đi nghĩa vụ quân sự không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Nhập ngũ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
– Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
– Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
– Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
- Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự năm 2022
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau:
– Tuổi đời:
- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
- Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
– Tiêu chuẩn chính trị:
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Tiêu chuẩn sức khỏe:
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
– Tiêu chuẩn văn hóa:
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
– Căn cứ phân loại sức khỏe: Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
– Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
– Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
- Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
- Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
- Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
- Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
– Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
– Một số điểm cần chú ý:
- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
- Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
- Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Nhịp tim nhanh có đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo quy định tại khoản 7 mục II Phụ lục I quy định về các về các bệnh về tim mạch như sau:
TT | BỆNH TẬT | ĐIỂM |
96 | Huyết áp (tình trạng HA khi nghỉ, thường xuyên, tính bằng mmHg): | |
– Huyết áp tối đa: | ||
+ 110 – 120 | 1 | |
+ 121 – 130 hoặc 100 – 109 | 2 | |
+ 131 – 139 hoặc 90 – 99 | 3 | |
+ 140 – 149 hoặc < 90 | 4 | |
+ 150 – 159 | 5 | |
+ ≥ 160 | 6 | |
– Huyết áp tối thiểu: | ||
+ ≤ 80 | 1 | |
+ 81 – 85 | 2 | |
+ 86 – 89 | 3 | |
+ 90 – 99 | 4 | |
+ ≥ 100 | 5 | |
97 | Bệnh tăng huyết áp: | |
– Tăng huyết áp độ 1 | 4 | |
– Tăng huyết áp độ 2 | 5 | |
– Tăng huyết độ 3 | 6 | |
98 | Mạch (tình trạng mạch khi nghỉ, thường xuyên đều, tính bằng lần/phút): | |
– 60 – 80 | 1 | |
– 81 – 85 hoặc 57 – 59 | 2 | |
– 86 – 90 hoặc 55 – 56 | 3 | |
– 50 – 54 | 3 – 4 (dựa vào nghiệm pháp Lian) | |
– 91 – 99 | 4 | |
– ≥ 100 hoặc < 50 | 5, 6 | |
99 | Rối loạn dẫn truyền và nhịp tim: | |
– Block nhĩ thất độ I | 4 | |
– Block nhĩ thất độ II | 5 | |
– Block nhĩ thất độ III | 6 | |
– Block nhánh phải: | ||
+ Không hoàn toàn | 2 | |
+ Hoàn toàn | 4 | |
– Block nhánh trái: | ||
+ Không hoàn toàn | 5 | |
+ Hoàn toàn | 6 | |
– Block nhánh phải + block nhánh trái | 6 | |
– Loạn nhịp ngoại tâm thu thất: | ||
+ Các NTT mất hoặc giảm đi sau vận động | 2 | |
+ NTT thất thưa (1 – 9 nhịp/giờ) | 3 | |
+ NTT thất trung bình (10 – 29 nhịp/giờ) | 4 | |
+ NTT thất dày (≥ 30 nhịp/giờ) | 5 | |
+ NTT thất đa ổ | 6 | |
+ NTT thất từng chùm hoặc R/T | 6 | |
+ NTT thất trong các bệnh tim thực thể | 6 | |
– Loạn nhịp ngoại tâm thu nhĩ | 5 | |
– Rung cuồng nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn | 6 | |
– Hội chứng nút xoang bệnh lý | 5 | |
– Cơn nhịp nhanh kịch phát | 6 | |
100 | Bệnh hệ thống mạch máu: | |
– Viêm tắc động mạch các loại | 6 | |
– Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud) | 6 | |
– Viêm tắc tĩnh mạch nông hoặc sâu chi dưới | 5 | |
101 | Bệnh tim: | |
– Bệnh tim bẩm sinh: | ||
+ Chưa gây rối loạn huyết động đáng kể | 5 | |
+ Có rối loạn về huyết động | 6 | |
+ Đã được can thiệp hoặc phẫu thuật trước 16 tuổi | 4 | |
– Bệnh van tim | 6 | |
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn | 6 | |
– Suy tim | 6 | |
– Viêm cơ tim và các bệnh cơ tim | 6 | |
– Thấp tim (thấp khớp cấp) và bệnh tim do thấp | 6 | |
– Các bệnh màng ngoài tim | 6 | |
– Các khối u tim | 6 |
Theo thông tin chúng ta biết nhịp tim chuẩn sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút thì đây chính là tình trạng nhịp tim nhanh. Nhịp tim nhanh có thể sẽ khiến bạn được tạm hoãn gọi nghĩa quân sự do phần tiêu chí sức khoẻ không đảm bảo, tuy nhiên để nói đúng thì chỉ có những trường hợp tim đập nhanh liên quan đến bệnh án về tim mạch khiến cho tiêu chí sức khoẻ của bạn phân loại dưới mức sức khoẻ loại 3 thì mới khiến bạn được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Còn các trường hợp tim đập nhanh nhưng sức khoẻ của bạn từ loại 3 trở lên thì bạn vẫn đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nhịp tim nhanh có đi nghĩa vụ quân sự không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục khai tử online; trích lục khai sinh online; trích lục giấy đăng ký kết hôn online của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi bạn bị vảy nến thì sức khoẻ của bạn về bệnh da liễu sẽ từ điểm 4-5-6, từ đó tương ứng với phân loại sức khoẻ ở mức độ loại 4, loại 5 và loại 6, trong khi tiêu chí sức khoẻ được tuyển đi nghĩa vụ quân sự ở mức loại 1, loại 2 và loại 3. Cho nên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, trường hợp bị bệnh vảy nến sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Khi bạn bị mắc bệnh viêm da cơ địa thì khi khám sức khoẻ về mục bệnh da liễu bạn sẽ bị chấm điểm 6, việc chấm điểm này sẽ khiến cho phân loại sức khoẻ của bạn ở loại 6. Chính vì thế mà bạn sẽ không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự; do rơi vào trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Theo quy định thì về mặt pháp luật, thì nếu bạn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ và đáp ứng đủ các tiêu chỉ tuyển quân thì cho dù bạn là người chưa tốt nghiệp đại học và thuộc đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ nhưng nếu bạn có mong muốn được đi nghĩa vụ quân sự thì vẫn được.