Khi nhặt được đồ vật bị rơi, thường mọi người sẽ nộp cho công an gần nhất. Vậy nếu không tìm được chủ tài sản, sau bao lâu người này sẽ được sở hữu? Để giải đáp cho những thắc mắc đó mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết “Nhặt được của rơi sau bao lâu thành của mình” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nhặt được của rơi cần phải làm gì?
Căn cứ điều 230 bộ luật dân sự 2015; sau khi nhặt được của rơi, người nhặt được cần phải làm như sau:
+ Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên:
- Phải thông báo cho người đánh rơi biết
- Hoặc đếm trả lại tài sản cho người đó
+ Nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo; hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau khi khai báo với ủy ban nhân dẫn phường, xã người nhặt được tài sản đợi cơ quan chức năng trao trả tài sản cho người mất. Trường hợp không tìm được người mất sau một năm tài sản đó sẽ có thể thuộc về người nhặt được, cụ thể như sau.
Xác định quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi không có người nhận lại
Căn cứ khoản 2 điều 230 bộ luật dân sự 2015; chúng ta chia thành các trường hợp sau:
+ Trường hợp tài sản nhỏ hơn 10 tháng lương cơ sở; Người nhặt được có thể sở hữu tài sản này.
+ Trường hợp tài sản lớn hơn 10 tháng lương cơ sở; Người nhặt được được hưởng bằng mức 10 tháng lương cơ sở và 50% của phần vượt quá. 50% còn lại sẽ thuộc về nhà nước.
- Trường hợp này đã trừ chi phí bảo quản.
+ Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định tại điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
Nhặt được của rơi sau bao lâu thành của mình
Khi nhặt được “của rơi”, mỗi người lại có cách xử lý khác nhau; Có người sẽ trả lại, có người sẽ nộp cho cơ quan công an, có người “tạm thời đút túi”… Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết rằng, người phát hiện tài sản bị đánh rơi; bỏ quên có thể được sở hữu tài sản đó.
Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự mới nhất, khi nhặt được tài sản:
– Nếu biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên; thì phải thông báo hoặc trả lại cho người đó;
– Nếu không biết địa chỉ thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân; hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để xác minh chủ sở hữu. Đồng thời, người nhặt được tài sản cũng được thông báo về kết quả xác minh.
Như vậy, khi nhặt được “của rơi”, nếu biết địa chỉ người làm rơi thì trả lại cho người đó; nếu không biết thì giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Sau 01 năm kể từ ngày giao nộp; người nhặt được tài sản có thể được sở hữu tài sản đó.
Không trả tài sản nhặt được có thể phải ngồi tù 5 năm
Mặc dù có thể được sở hữu tài sản nhặt được nhưng trước đó; người nhặt được tài sản phải trả lại cho người bị mất. Nếu không người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Xử phạt hành chính
Nhặt được tài sản bị đánh rơi mà chiếm giữ trái phép tài sản của người khác; người nhặt có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021 của Chính phủ.
Cũng tại Nghị định trên, nếu nhặt được, không trả lại hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền mà còn sử dụng trái phép tài sản đó thì có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
- Chịu trách nhiệm hình sự
Khi nhặt được tài sản mà cố tình không trả; hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền sau khi chủ sở hữu yêu cầu nhận lại tài sản; thì căn cứ tại Điều 176 Bộ luật Hình sự mới nhất 2015, người đó sẽ:
– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; nếu tài sản có giá trị từ 10 – 20 triệu đồng, di vật, cổ vật; hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
– Bị phạt tù từ 01 – 05 năm nếu tài sản có trị giá từ 200 triệu đồng trở lên; hoặc là bảo vật quốc gia.
Như vậy, khi đi trên đường mà vô tình nhặt được tài sản; thì mọi người nên nộp cho cơ quan công an gần nhất. Lúc này, người nhặt tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có thể tránh được việc mất tiền thậm chí ngồi tù.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Nhặt được của rơi sau bao lâu thành của mình “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Công chức và viên chức sinh con thứ 3 có bị xử phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cha mẹ đã mất thì có thể thay đổi họ được không?
Câu hỏi thường gặp
Vật bị bỏ quên là những vật dụng, tiền bạc mà người chủ hoặc người quản lý do sơ suất mà bỏ quên; rời khỏi sự quản lý (trực tiếp hoặc gián tiếp) ngoài ý muốn của họ. Tùy vào từng trường hợp mà vật bị bỏ quên có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn.
Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là những tài sản có chủ sở hữu nhưng do những lý do khách quan hoặc chủ quan từ chính chủ sở hữu hoặc người đang quản lý mà tài sản không còn nằm trong sự chi phối, chiếm hữu của các chủ thể đó.