Nhặt được của rơi đồng thời đút túi, đây là câu nói được truyền đi bởi khá nhiều thế hệ. Thực tế, trong cuộc sống chúng ta đều ít nhất một lần bắt gặp việc người khác rơi đồ; rơi tiền cũng như nhiều những vật có giá trị khác. Có rất nhiều người khi thấy của rơi thay vì đem trả lại cho người đã mất thì lại đem chiếm giữ làm của riêng. Vậy, đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại người đã mất thì có sao không ? Pháp luật quy định thế nào về trường hợp này? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây ?
Căn cư pháp lý
Có được chiếm hữu khi nhặt được của rơi ?
Nhặt được của rơi trả lại người đã mất; đây là một trong những nghĩa cử cao đẹp, của nhân dân ta. Tuy nhiên, đôi khi không phải lúc nào, cũng tìm được người đánh mất để trả lại. Vậy, lúc này người nhặt được của rơi có quyền chiếm hữu đối với tài sản này không ?
Tại điều 230 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu; đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:
Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi; bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên; thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo; hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất; để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 trong trường hợp nhặt được của rơi; không tìm được người đánh rơi để trả lại. Người nhặt được của rơi có thể giao nộp cho UBND xã hoặc công an địa phương để tìm; người đã mất trả lại.
Sau 1 năm thông báo công khai, nếu không có ai nhận tài sản thì sẽ xử lý như sau:
- Tài sản có giá trị ≤ 10 tháng lương cơ sở: Bạn trở thành chủ sở hữu và được nhận tài sản
- Tài sản có giá trị > 10 tháng lương cơ sở: Bạn được nhận khoản tiền sau sau khi trừ chi phí bảo quản; phần còn lại thuộc về nhà nước:
- +10 tháng lương cơ sở
- + 50% giá trị phần vượt quá 10 tháng lương cơ sở
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người nhặt được của rơi cũng có mong muốn trả lại người mất. Vậy nếu Nhặt được của rơi không trả lại người đã mất có sao không ?
Nhặt được của rơi không trả lại người đã mất có sao không ?
Nhặt được của rơi đồng thời trả lại đây là một nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên không ít người khi nhặt được của rơi; mặc dù biết người đã làm rơi nhưng cố tình không trả. Vậy trường hợp này pháp luật xử lý thế nào ?
Xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm e, khoản 2 điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP . Đối với trường hợp chiếm giữ, nhặt được của rơi không trả có giá tri tài sản dưới 10.000.000 đồng thì :
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp người nhặt được của rơi không trả; cố tình chiếm giữ tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồn trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể theo quy định tại điều 176 Bộ Luật Hình sự 2015; về tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Trường hợp cố tình chiếm giữ; tài sản của người khác có giá trị từ 10.000.000 -200.000.000 đồng hoặc có giá trị dưới 10.000.000 đồng nhưng là cổ vật; những vật có giá trị văn hóa có thê bị phạt tiền; lên đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 2 năm.
Đối với tài sản có giá trị trên 200.000.000 đồng hoặc là bảo vật quốc gia thì có thể bị phạt tù tư 01- 05 năm.
Việc nhặt được của rơi để trả lại người đã mất là một nghĩa cử cao đẹp. Đó có thể là những tài sản rất có giá trị đối với những người đã mất. Vì vậy, khi nhặt được tài sản đã đánh mất thì; điều tốt nhất chúng ta có thể làm đó chính là trả lại người đã mất.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi lừa đảo vờ chạy án để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
- Hành vi chiếm đoạt tiền do chuyển khoản nhầm sẽ bị xử lý ra sao?
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Nhặt được của rơi không trả lại người đã mất có sao không ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Trường hợp bị người khác chiếm giữ tài sản bất hợp pháp. Người bị chiếm giữ tài sản có thể nhờ chính quyền trợ giúp, hoặc tố cáo đến cơ quan chức năng về hành vi chiếm giữ tài sản bất hợp pháp. Trường hợp chiếm giữ tài sản có giá trị trên 10 triệu có thể bị khởi tố hình sự
Hành vi chuyển khoản nhầm; sau đó yêu cầu người nhận tiền chuyển khoản nhầm chuyển khoản lại nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.