Chào Luật sư, tôi và người yêu dự định sẽ kết hôn vào cuối năm nay. Cả hai đã thống nhất rằng sẽ nhập tài sản riêng của hai người vào tài chung để để dành cho cho con cái sau này. Tuy nhiên chúng tôi thắc mắc liệu khi nhập tài sản riêng vào thì có mất thuế không. Luật sư cho tôi hỏi Nhập tài sản riêng vào tài sản chung có mất thuế không Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Nhập tài sản riêng vào tài sản chung có mất thuế không Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).
Quy định về thuê thu nhập cá nhân
Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi thuộc một trong các loại thu nhập sau đây, người có thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân:
– Thu nhập từ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở lên: Sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ…
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tiền lương, tiền cong, phụ cấp, trợ cấp trừ ưu đãi người có công, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp một lần khi sinh con…
– Thu nhập từ đầu tư vốn gồm: Tiền lãi cho vay, lợi tức của cổ phần…
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: Chuyển nhượng phần vốn, chứng khoán…
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; quyền thuê đất, thuê mặt nước…
– Thu nhập từ trúng thưởng: Xổ số, trúng thưởng khuyến mại, cá cược…
– Thu nhập từ bản quyền.
– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
– Thu nhập từ thừa kế (chứng khoán, bất động sản phải đăng ký sở hữu…), quà tặng là chứng khoán…
Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì dù có thu nhập vẫn được miễn thuế thu nhập cá nhân:
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ…
– Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ…
Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 19, Luật thuế TNCN 2007 về Biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ căn cứ vào biểu thuế dưới đây:
Bảng thu nhập tính thuế và thuế suất
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất |
1 | Đến 05 | 5 % |
2 | Trên 05 đến 10 | 10 % |
3 | Trên 10 đến 18 | 15 % |
4 | Trên 18 đến 32 | 20 % |
5 | Trên 32 đến 52 | 25 % |
6 | Trên 52 đến 80 | 30 % |
7 | Trên 80 | 35 % |
Lưu ý: Thu nhập tính thuế không phải tổng thu nhập mà người lao động nhận được.
Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 ban hành ngày 22/11/2012 quy định từ 1/7/2013 sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh. Theo đó người lao động có thu nhập mức lương trên 9 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc mới phải nộp thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 được thực hiện căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/ năm) đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện theo quy định mà có người phụ thuộc thì chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp người lao động có một người phụ thuộc tương đương mức lương trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế, có hai người phụ thuộc tương đương mức lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế. Cứ như vậy nếu có càng nhiều người phụ thuộc tương đương với mức lương phải nộp thuế theo quy định càng cao.
Nhập tài sản riêng vào tài sản chung có mất thuế không 2023
Quan hệ vợ chồng dù chuyển nhượng, thừa kế hay tặng cho bất động sản (nhà, đất) đều không thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đặc biệt, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng không phải chuyển nhượng hay tặng cho bất động sản. Do đó, căn cứ các quy định trên, đây không phải trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân (căn cứ Công văn số 2559/TCT-DNNCN).
Như vậy, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng không phải giao dịch phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng thế nào?
Trước hết, khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định vợ/chồng có quyền định đoạt nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Về bản chất, việc chuyển tài sản riêng của vợ/chồng thành tài sản chung của vợ chồng là việc tặng cho/chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng. Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản có công chứng/chứng thực.
Trình tự thực hiện chuyển tài sản riêng của vợ/chồng thành tài sản chung vợ chồng như sau:
Bước 1: Vợ chồng ký văn bản thỏa thuận chuyển tài riêng thành tài chung
Văn bản này được lập tại tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng/phòng công chứng) có trụ sở đặt tại cấp tỉnh nơi có đất/Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Hồ sơ vợ chồng cần chuẩn bị gồm có như: Giấy chứng nhận (sổ đỏ/sổ hồng) đã được cấp; Giấy chứng nhận kết hôn; Giấy tờ tùy thân của vợ chồng (căn cước công dân…), sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác nếu được công chứng viên/người có thẩm quyền chứng thực đề nghị.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, vợ/chồng bạn liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện chứng thực/chứng nhận thỏa thuận chuyển tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng.
Lưu ý: Trước khi ký/điểm chỉ vào văn bản, bạn cần đọc kỹ và đề nghị công chứng viên giải thích từng điều khoản mà mình còn phân vân, chưa rõ.
Bước 2: Thực hiện đăng ký biến động/sang tên tại cơ quan có thẩm quyền
Vợ chồng bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động/sang tên sau khi đã ký kết văn bản thỏa thuận chuyển tài sản riêng thành tài sản chung tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý:
– Thủ tục sang tên vẫn được tiến hành như thủ tục mua bán/chuyển nhượng đất đai thông thường;
– Hồ sơ thực hiện sang tên trong trường hợp chuyển tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
– Văn bản thỏa thuận tài sản riêng thành tài sản chung (bản chính);
– Giấy tờ tùy thân, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Vấn đề Nhập tài sản riêng vào tài sản chung có mất thuế không đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 2, 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì trường hợp nhập tài sản riêng của chồng vào tài sản chung của vợ chồng không thuộc trường hợp được miễn LPTB.
Tại Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:
“Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”