Xin chào luật sư. Tôi đang muốn mở doanh nghiệp kinh doanh buôn bán rượu đặc biệt là các loại rượu nhập khẩu. Vậy xin hỏi điều kiện để được nhập khẩu la gì? Nhập khẩu rượu cần những giấy tờ gì? Những công việc nào cần thực hiện để có thể nhập khẩu rượu? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Rượu là chất kích thích thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuần kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan. Theo đó để được nhập khẩu rượu vào lãnh thổ Việt Nam người nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật có liên quan. Vậy điều kiện để được nhập khẩu rượu là gì? Trình tự, thủ tục xin phép nhập khẩu rượu như thế nào? Để làm rõ vấn đề này và giải đáp câu hỏi của bạn đọc ở trên, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Nhập khẩu rượu cần giấy tờ gì?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Quy định về nhập khẩu rượu
Điều kiện chung để nhập khẩu rượu
Đối với mặt hàng rượu khi nhập khẩu cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 22 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Quy định chung về nhập khẩu rượu
1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm
4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.”
Như vậy để nhập khẩu rượu vào Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định ở trên.
Nhập khẩu rượu cần những giấy tờ gì?
Căn cứ vào các điều kiện để được nhập khẩu rượu, có thể thấy việc nhập khẩu rượu để kinh doanh chỉ được thực hiện với doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào mục đích nhập khẩu và loại rượu nhập khẩu mà doanh nghiệp cần phải có các loại giấy tờ tương ứng. Bên cạnh đó, theo Điểm a khoản 2 Công văn 6358/TCHQ-GSQL hướng dẫn:
“2. Về thủ tục hải quan nhập khẩu rượu
a) Về hồ sơ nhập khẩu, gồm:
– Các chứng từ theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
– Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP): 01 bản chụp;
– Đối với mặt hàng rượu có độ cồn dưới 5,5 độ, thương nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính trước khi nhập khẩu theo mẫu số 14 mục II Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP); không phải nộp chứng từ này cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.
– Chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.“
Theo đó để nhập khẩu rượu, các giấy tờ bắt buộc cần có bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy phép phân phối rượu
- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
Ngoài ra người nhập khẩu rượu còn phải nộp các chứng từ về chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng từ hoá đơn thanh toán, nguồn gốc của sản phẩm,… Tuỳ từng trường hợp và loại rượu được nhập khẩu.
Doanh nghiệp trong nước nhập khẩu rượu để phân phối
Điều kiện nhập khẩu rượu
“Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu.”
Do đó, để nhập khẩu rượu, doanh nghiệp cần xin giấy phép phân phối rượu.
Điều kiện để được cấp xin giấy phép phân phối rượu được quy định tại điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu có sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
Thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ đề nghị Giấy phép phân phối rượu
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), hồ sơ để đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
+ Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
+ Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
Thẩm quyền cấp giấy phép
Thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân phối rượu được quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 18, 19 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP). Theo đó, thẩm quyền cấp giấy phép như sau:
– Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
– Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;”
Thủ tục cấp giấy phép
– Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
– Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Thời hạn của Giấy phép phân phối rượu
Thời hạn của Giấy phép phân phối rượu là 05 năm. Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Công bố chất lượng sản phẩm rượu
Trước khi nhập khẩu rượu, ngoài xin giấy phép phân phối rượu, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu.
Hồ sơ công bố
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010, để sản xuất và lưu thông sản phẩm rượu trên thị trường, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm về rượu phải thực hiện thủ tục công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ công bố bao gồm:
– Bản công bố sản phẩm
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025: Phiếu xét nghiệm phải đảm bảo đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đề ra. Theo Thông tư 45/2010/TT-BYT;
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng;
– Kế hoạch giám sát định kỳ;
– Mẫu nhãn sản phẩm.
Thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ của Bộ Y tế- Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Thủ tục thực hiện
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ như trên, gửi tới Cục An toàn thực phẩm.
– Thời gian kiểm nghiệm hồ sơ: là 07 ngày làm việc.
– Thời gian hoàn tất bản công bố sản phẩm là 03 – 05 ngày làm việc.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Nhưng sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà bạn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy do Cục An toàn thực phẩm cấp có giá trị trong vòng 03 năm, hết thời hạn 03 năm, bạn phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố hợp quy theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Nhập khẩu rượu cần giấy tờ gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có các thắc mắc về thủ tục, hồ sơ , giấy tờ cần thiết để thực hiện ly hôn hoặc muốn sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh nhất, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận và giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Rượu nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau
– Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa và dán tem rượu theo quy định.
– Rượu nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố – phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu và phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
– Rượu nhập khẩu phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
– Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Doanh nghiệp nhập khẩu rượu cần phải nộp các loại thuế sau:
– Thuế nhập khẩu:
Căn cứ Điều 2, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế nhập khẩu và chủ hàng hóa nhập khẩu sẽ là người nộp thuế. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thuế Nhập khẩu là Tổng cục hải quan.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Theo quy định của điều 2, Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 đã được sửa đổi bổ sung 2014, 2016, rượu nhập khẩu thuộc đối tượng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
–Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ điều 3, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bổ sung thì hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam đều phải chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng được quy định tại điều 5 của Luật này. Do đó rượu nhập khẩu với mục đích kinh doanh tại Việt Nam đương nhiên phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo Điểm a khoản 2 Công văn 6358/TCHQ-GSQL hướng dẫn:
“2. Về thủ tục hải quan nhập khẩu rượu
a) Về hồ sơ nhập khẩu, gồm:
– Các chứng từ theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
– Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP): 01 bản chụp;
– Đối với mặt hàng rượu có độ cồn dưới 5,5 độ, thương nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính trước khi nhập khẩu theo mẫu số 14 mục II Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP); không phải nộp chứng từ này cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.
– Chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.“
Theo đó với trường hợp nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ không cần Giấy phép phân phối rượu.